Giúp con vượt qua rối loạn tâm thần do áp lực thi

Nuôi dạy con - 10/02/2024

Việc học thêm quá nhiều, những áp từ cha mẹ khiến trẻ có nguy cơ mắc những rối loạn về tâm thần.

Rối loạn tâm thần đang trở thành tình trạng đáng báo động. Biểu hiện của bệnh là đờ đẫn, thường xuyên nói nhảm, sợ học… Vậy đâu là nguyên nhân khiến cho tình trạng học sinh bị rối loạn thần kinh tăng lên.

Giúp con vượt qua rối loạn tâm thần do áp lực thi

Học quá nhiều dễ khiến con trẻ bị rối loạn tâm thần. Ảnh: Tổ ấm Việt

Học, học và học

Theo thống kê từ Bệnh viện Tâm thần TP. Hồ Chí Minh, từ năm 2011 đến năm 2013, số lượng bệnh nhân nhập viện từ 1 đến 15 tuổi gia tăng chóng mặt. Năm 2011 mới chỉ có 25.000 trong lứa tuổi học sinh, sinh viên gặp những vấn đề liên quan đến rối loạn tâm thần. Chỉ 2 năm sau, con số này là 32.000 em.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn An, Chuyên khoa nội, Bệnh viện Đa khoa Nam Định thì việc cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái. Đặc biệt, số bệnh nhân tâm thần là học sinh sẽ gia tăng vào thời điểm các kỳ thi đến: Thi tốt nghiệp, thi vượt cấp, thi đại học… Đây là thời điểm khiến cho các em căng thẳng nhất, áp lực nhất và luôn trong trạng thái sợ không hoàn thành mục tiêu, lo làm mất niềm tin của cha mẹ.

Cũng theo nghiên cứu của Trường ĐH Y dược Huế và Trường ĐH Công nghệ Queensland thì những học sinh học thêm trung bình từ 2 đến 3 giờ/ngày có sức khỏe tâm thần tốt hơn so với những người bạn cùng trang lứa học thêm trên 3 giờ/ngày. Cũng theo nghiên cứu này, có đến 94% số học sinh được hỏi đều cho biết đã hoặc đang đi học thêm. Số bài tập quá nhiều khiến cho các em bị ảnh hưởng về tâm lý nặng nề.

H.A, nữ sinh sắp thi vào lớp 10 trường chuyên nhưng em không thể tập trung vào học tập, lơ là, sa sút. Luôn lên lớp với một khuôn mặt buồn thảm. Ngoài ra em còn bị đau đầu và dạ dày. Đây là một trong số ít những trường hợp bị rối loạn tâm thần mà bác sĩ Chu Văn Điểu – Chuyên khoa Thần Kinh, Bệnh viện Tâm thần Trung ương đã từng gặp. Theo bác sĩ Điểu, những trường hợp như trên chỉ là chứng trầm cảm nhẹ, cần điều trị bằng liệu pháp tâm lý. Còn những trường hợp nặng hơn, phải dùng đến thuốc và điều trị nội trú lâu dài.

Việc cả xã hội đang chạy đua để cho con em được học những trường tốt nhất, danh tiếng nhất dẫn đến hậu quả dạy thêm, học thêm vẫn nhiều. Học sinh phải học quá tải, chịu áp lực từ cả phía thầy cô và gia đình. Chính những điều trên đã làm cho số lượng học sinh bị tâm thần gia tăng nhiều hơn trong vài năm trở lại đây.

Giúp con vượt qua rối loạn tâm thần do áp lực thi

Cha mẹ nên dành thời gian tâm sự để thấu hiểu con hơn. (Ảnh minh họa: Internet)

Giúp con vượt qua căng thẳng, rối loạn tâm thần

Thay vì đặt quá nhiều kỳ vọng và ép con đi học thêm quá nhiều. Các bậc phụ huynh nên nhìn thái độ và hành vi của con trẻ để đưa ra hướng giải quyết để giúp con vượt qua căng thẳng và các chứng rối loạn tâm thần.

Phải cân bằng giữa thời gian học chính khóa ở trường và thời gian học ở nhà. Những em có thời gian học ở nhà và học thêm là chủ yếu (chiếm 2/3 tổng thời gian học) có nguy cơ mắc các chứng rối loạn về tâm thần cao hơn những em dành thời gian tự học hay biết cân bằng thời gian học. Cha mẹ cũng cần giảm tải thời gian học cho con, không nên ép con học thêm hay học gia sư quá nhiều. Hãy để con tự quyết định thời gian học nếu con đã đủ lớn để có thể suy nghĩ độc lập. Ngoài ra phụ huynh cũng cần liên hệ thường xuyên với thầy cô chủ nhiệm để biết thêm về tình hình học tập của con và được thông báo về thái độ và hành vi của con ở lớp.

Bác sĩ Nguyễn Văn An cho rằng: 'Gia đình không nên tỏ ra quá kỳ vọng nơi con trẻ, vì đây là những nguyên nhân quan trọng nhất gây áp lực nặng nề khiến con bị rối loạn tâm thần. Khi con có dấu hiệu căng thẳng, mệt mỏi. Phụ huynh có thể đưa con đi đâu đó thư giãn một vài ngày và bỏ hết các áp lực học hành, gần gũi con hơn để lắng nghe những tâm sự của con, có thể con đang trải qua những rắc rối về tình cảm, tâm sinh lý mà không thể tâm sự cùng ai. Sau đó hãy động viên con tiếp tục học hành'.

Theo bác sĩ An, nếu trong trường hợp các biện pháp giúp con cải thiện sức khỏe tâm thần không đạt được hiệu quả thì các bậc phụ huynh nên đưa con đến bác sĩ để được tư vấn và chữa trị. Bởi vì ngoại trừ những thực thể gây rối loạn tâm thần thì con cũng cần được thăm khám toàn diện.

TP

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!