Những vấn đề ở trường học và đời sống xã hội đôi khi tạo ra áp lực mà trẻ cảm thấy không thể chống chọi được. Là cha mẹ, bạn không thể bảo vệ con trẻ khỏi căng thẳng, nhưng bạn có thể giúp trẻ phát triển theo những cách lành mạnh để đối phó với sự căng thẳng.
Chú ý khi trẻ to tiếng
Nói với trẻ khi bạn nhận thấy có điều gì đó đang làm phiền trẻ. Nếu có thể, hãy đặt tên cho cảm giác bạn nghĩ rằng con bạn đang trải qua: ‘Có vẻ như con vẫn còn giận về những gì đã xảy ra ở sân chơi’. Đừng buộc tội (chẳng hạn như: ‘Được rồi, điều gì đang xảy ra? Con vẫn đang điên về điều đó?’) hoặc la mắng con ngay tại chỗ. Chỉ là do quan sát ngẫu nhiên hay do bạn vô tình nghe về mối lo lắng của con, hãy bày tỏ sự cảm thông và cho thấy rằng bạn quan tâm và muốn tìm hiểu.
Lắng nghe con trẻ và chuyển nội dung
Yêu cầu con trẻ cho bạn biết chúng đang vướng chuyện gì. Chăm chú lắng nghe và bình tĩnh - với sự quan tâm, kiên nhẫn, cởi mở và chu đáo. Tránh bất kỳ tranh cãi liên quan tới việc phán xét, đổ lỗi, giảng giải, thay vào đó hãy nói những gì bạn nghĩ con bạn nên làm. Hãy lắng nghe mối quan tâm (và cảm xúc) của con. Cố gắng để biết toàn bộ câu chuyện bằng cách hỏi những câu như ‘Và sau đó điều gì đã xảy ra?’.
Đôi khi nói chuyện, lắng nghe và thấu hiểu là tất cả những gì cần thiết để giúp trẻ đang thất vọng khôi phục lại tinh thần. Ví dụ, bạn có thể nói: ‘Điều đó hẳn rất đáng buồn’, ‘Chắc con cảm thấy bực mình khi họ không cho con tham gia trò chơi’ hoặc: ‘Dường như là không công bằng với con’. Điều này cho thấy bạn hiểu trẻ đang cảm thấy thế nào. Cảm giác hiểu và lắng nghe giúp trẻ cảm thấy được cha mẹ che chở. Điều đó đặc biệt quan trọng trong thời điểm căng thẳng.
Sau đó, hãy thử thay đổi chủ đề rồi chuyển sang điều gì đó tích cực và thư giãn để trẻ cảm thấy tốt hơn.
Ảnh minh họa
Đặt tên cho cảm xúc
Nhiều trẻ vẫn chưa đặt tên cho cảm xúc của mình. Nếu con trẻ có vẻ tức giận hoặc thất vọng, hãy sử dụng những từ giúp trẻ xác định những cảm xúc. Đặt cảm xúc thành lời giúp trẻ giao tiếp và phát triển nhận thức cảm xúc - khả năng nhận biết trạng thái cảm xúc của mình.
Giúp trẻ nghĩ ra những điều phải làm
Nếu có một vấn đề cụ thể gây ra căng thẳng, hãy nói chuyện với nhau sẽ làm những gì. Khuyến khích con bạn suy nghĩ một vài ý tưởng. Trẻ tham gia tích cực sẽ xây dựng được sự tự tin. Hãy hỗ trợ những ý tưởng tốt khi cần thiết. Hãy hỏi: ‘Con nghĩ sẽ làm như thế nào?’
Hạn chế căng thẳng nếu có thể
Nếu tình huống nhất định gây ra căng thẳng, hãy xem liệu có cách để thay đổi mọi thứ không. Ví dụ, nếu quá nhiều hoạt động sau giờ học gây ra căng thẳng khi làm bài tập ở nhà, thì điều cần thiết là hạn chế các hoạt động để dành thời gian và năng lượng cho bài tập về nhà.
Chỉ cần ở cạnh con
Trẻ đôi khi không muốn nói về những gì đang làm phiền mình. Hãy cho trẻ biết bạn sẽ ở đó khi nào trẻ muốn nói chuyện. Ngay cả khi không muốn nói chuyện, trẻ thường không muốn ở một mình. Bạn giúp trẻ bằng cách có mặt ở bên cạnh trẻ, dành nhiều thời gian cho trẻ. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy con trẻ có vẻ buồn chán, căng thẳng, hoặc có một ngày tồi tệ - nhưng không muốn nói chuyện - hãy bắt đầu điều gì đó có thể làm cùng nhau như cùng trẻ đi dạo, xem phim, chụp hình hoặc nướng bánh...
Hãy kiên nhẫn
Làm cha mẹ, điều đau khổ là nhìn thấy con cái không hạnh phúc hoặc căng thẳng. Nhưng hãy cố gắng chịu đựng để sửa chữa mọi vấn đề. Thay vào đó, tập trung vào việc giúp con bạn, từ từ nhưng chắc chắn, phát triển thành một người giải quyết tốt mọi vấn đề. Hãy để con bạn trở thành một đứa trẻ biết cách hòa nhập với những thăng trầm của cuộc sống, đặt cảm xúc thành lời, bình tĩnh khi cần thiết, và biết vươn lên.
Cha mẹ không thể giải quyết mọi vấn đề vì con trẻ sẽ phải chịu đựng suốt cuộc đời. Nhưng bằng cách dạy các kỹ năng đối phó lành mạnh, bạn sẽ chuẩn bị cho con trẻ cách điều chỉnh, quản lý những căng thẳng sẽ đến trong tương lai.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!