Có nghĩa là ngày 5/10/2016 đánh giá AQI của Hà Nội là 245, chính là dựa trên chỉ số ô nhiễm của bụi mịn của Hà Nội là 245.
Chưa đáng báo động về ô nhiễm không khí?
Vừa qua, chỉ số đo đạc về chất lượng không khí tại thủ đô của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội là 245, thuộc nhóm 'rất không tốt cho sức khỏe'. Trong bảng xếp hạng chỉ số ô nhiễm không khí, ở mức ô nhiễm 245, người dân được khuyên nên hạn chế, thậm chí tránh ra ngoài đường để không gặp vấn đề về sức khỏe.
Với số liệu được đo đạc trong sáng 5/10, Hà Nội đang được cho là thành phố ô nhiễm thứ nhì thế giới. Chỉ số ô nhiễm của Hà Nội chỉ thấp hơn thành phố Ardhali Bazar của Ấn Độ (471) và cao hơn rất nhiều so với những thành phố còn lại có số liệu được thống kê.
Trao đổi với chúng tôi, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng - Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết, hiện nay trên thế giới có 2 trường phái đánh giá chỉ số chất lượng không khí (AQI).
Đó là trường phái của Mỹ, coi chỉ số AQI của 1 chất nào đó trong 5 chất ô nhiễm không khí (O3, SO2, NOx ,CO và Bụi mịn) lớn nhất sẽ là chỉ số chất lượng chung (đại diện) của chất lượng không khí khu vực. Thí dụ đối với Hà Nội thì AQI của bụi là lớn nhất và được coi là đại diện để đánh giá ô mức độ nhiễm không khí Hà Nội.
Không khí Thủ đô được xếp vào nhóm 'rất không tốt cho sức khỏe'?
Trường phái thứ 2 là của nhiều nước thuộc châu Âu coi trị số trung bình của AQI của 5 chất trên mới là đại diện để đánh giá chung về chất lượng không khí của thành phố.
Quan niệm đánh giá AQI của Tổng cục Môi trường nước ta là theo trường phái của Mỹ. Có nghĩa là ngày 5/10/2016 đánh giá AQI của Hà Nội là 245, chính là dựa trên chỉ số ô nhiễm của bụi mịn của Hà Nội là 245. So với các trị số ô nhiễm thì môi trường không khí ở Hà Nội cũng chỉ ở mức độ 'ô nhiễm nặng' chứ không phải ở mức độ 'ô nhiễm rất nặng, ô nhiễm nguy hiểm' như ở TP. Bắc Kinh.
GS Đăng cho biết mới đây kết quả phân tích thành phần bụi không khí của Hà Nội cho thấy, khoảng trên 50% bụi Hà Nội là thành phần bụi đất, còn thành phần bụi các-bon đen, được sản sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, có thể gây ra bệnh ung thư phổi, thì chỉ chiếm dưới 50%.
Ngược lại, ở Bắc Kinh ô nhiễm không khí không những phát sinh từ hoạt động giao thông và công nghiệp mà còn phát sinh từ rất nhiều lò đốt nước nóng dân dụng đốt than để sưởi ấm trong mùa đông, nên tỷ lệ thành phần bụi các-bon đen cao hơn.
Mặt khác ở Bắc Kinh môi trường không khí không những bị ô nhiễm nặng về bụi mà còn bị ô nhiễm nặng về khí SO2.
Chưa biết độc hại nhưng sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ
Mặc dù chỉ số này chỉ là trong 1 thời điểm song GS Nguyễn Chấn Hùng – Chủ tịch hội Ung thư Việt Nam cho biết: 'Ô nhiễm môi trường Hà Nội đang càng lúc càng tăng, và người ta cũng chưa thể biết trong không khí có những chất gì.
Ví dụ như sự kiện ở Nhật Bản cách đây hơn 50 năm, một Công ty hóa chất đã đổ chất thải nhà máy chưa được xử lý vào biển Shiranui ở vịnh Minamata, gây ngộ độc thủy ngân cho các cư dân địa phương và gây ra căn bệnh được gọi là bệnh Minamata sau khi ăn một lượng lớn cá và sò trong vùng biển bị ô nhiễm nặng.
Đến nay căn bệnh thần kinh này vẫn còn tồn tại và ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân của nước Nhật.
Ô nhiễm môi trường cũng gây nên chứng tự kỷ (Việt hóa bởi Songkhoe.vn)
Do vậy, ở bất cứ đâu, môi trường luôn là yếu tố quyết định sức khoẻ. Hiện giờ môi trường của chúng ta có nhiều chất, trong đó ảnh hưởng rõ ràng tới sức khoẻ, sẽ có tác hại, về lâu về dài sẽ gây ra ung thư'.
GS Hùng nhấn mạnh, chất gây ung thư phải có nhiều năm tích luỹ mới trổ ra. Ăn đồ các chất gây ung thư không gây ra ung thư ngay, hút thuốc lá có hàng trăm hoá chất gây bệnh nhưng nó không gây bệnh ngay mà 15 tuổi hút thuốc thì 40 tuổi mới bị ung thư. Vì thế các tác nhân gây bệnh từ môi trường ô nhiễm chưa gây ra bệnh ung thư ngay mà nó diễn tiến từ từ.
Các chất ô nhiễm đến từ khí thải công nghiệp, chất thải từ nhiều nguồn, vì thế GS Hùng khuyến cáo mọi người nên tránh xa tác nhân gây bệnh là cách phòng bệnh tốt nhất.
>> Xem thêm: Hà Nội đang ô nhiễm nghiêm trọng đến mức nào?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!