Dùng đá lạnh chườm, dùng lươn sống trườn lên người là những phương pháp hạ sốt sai lầm cha mẹ làm cho trẻ không những không có tác dụng, mà còn gây các căn bệnh khác nguy hiểm hơn.
Sốt ở trẻ là hiện tượng phản ứng của cơ thể với những tác nhân gây bệnh, phản ứng này thường xảy ra ở thời điểm thời tiết giao mùa và khiến nhiều bà mẹ bỉm sữa lo lắng.
Trong nhiều trường hợp con bị sốt cao liên tục, các bà mẹ thường cuống cuồng sử dụng các phương pháp hạ sốt. Và không ít người đã nghe theo các phương pháp truyền tai để hạ sốt cho trẻ. Điển hình là việc dùng đá lạnh chườm hạ sốt cho con.
Theo nhận định của các chuyên gia, việc làm này không những không có tác dụng mà còn gây nên những hậu quả xấu đối với sức khỏe của trẻ.
PGS Nguyễn Tiến Dũng khẳng định không nên dùng đá để hạ sốt cho trẻ.
PGS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, việc các bà mẹ dùng đá bọc vào túi vải sau đó chườm người bé nhằm hạ sốt là không nên.
Theo phân tích của PGS Dũng, biện pháp chườm đá bị cấm vì có thể gây bỏng lạnh, khiến trẻ bị suy hô hấp. Vì trên thực tế, biện pháp này làm co mạch, khiến lỗ chân lông không “mở” để thân nhiệt thoát ra ngoài. Sờ thấy trẻ mát bên ngoài chỉ là cảm giác do đá lạnh mang lại, còn thực tế trẻ vẫn sốt cao.
Theo chuyên gia này, nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, biện pháp chườm lạnh tại chỗ, nếu chỉ chườm từng vùng (trán, nách..) thì thấy không có tác dụng hạ sốt mà có hai yếu tố bất lợi.
Một là sẽ khiến trẻ khó chịu thêm vì nhiều trẻ thấy sợ miếng dán lạnh, mỗi lần bị dán lên trán là lập tức khóc inh ỏi, đòi vứt đi. Hai là, với những trẻ bị viêm phổi, khi sử dụng phương pháp chườm lạnh lại làm tăng việc sử dụng ôxy khiến bệnh phổi nặng thêm.
Dùng đá lạnh chườm hạ sốt khiến trẻ gặp nhiều biến chứng khác. (Ảnh minh họa)
Dùng lươn bò lên người trẻ để hạ sốt: Phản khoa học
Đó là khẳng định của Thạc sĩ, lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Hà Nội) về phương pháp dùng lươn bò lên người trẻ để hạ sốt nhiều mẹ vẫn làm được chia sẻ trên mạng xã hội trong thời gian gần đây bên cạnh phương pháp dùng đá chườm lạnh.
Trao đổi với phóng viên về phương pháp này, Thạc sĩ, lương y đa khoa Vũ Quốc Trung cho biết, trong đông y, lươn là một vị thuốc nhưng phải với điều kiện được chế biến và nấu chín (hoặc hầm, hấp cách thủy) thì mới có tác dụng. Còn việc dùng lươn sống để lăn trên cơ thể trẻ chữa sốt phát ban là bịa đặt và phản khoa học.
Theo Ths Trung, đây không phải là lần đầu tiên ông được nghe về phương pháp này, trước đây đã có không ít phụ huynh gọi điện đến để xin tư vấn, thậm chí có trường hợp bị dị ứng theo những đường lươn bò trên cơ thể.
“Đã có một trường hợp, sau khi áp dụng theo phương pháp này, cháu bé bị dị ứng theo từng vệt lươn bò trên da. Sau đó tôi phải giới thiệu vào BV Da liễu thăm khám”, Lương y Trung cảnh báo.
Dùng lươn hạ sốt cho trẻ là phản khoa học. (Ảnh minh họa, nguồn internet)
Sai lầm cha mẹ thường gặp khi dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ
Hướng dẫn mẹ sử dụng dụng cụ hút đờm cho trẻ đúng cách
Các bí quyết ngăn ngừa sâu răng và giảm đau răng
Sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ em như nào cho đúng?
Hướng dẫn mẹ chăm sóc vùng đáy chậu sau sinh đúng cách
Chườm hạ sốt cho trẻ thế nào là tốt nhất?
Vậy chườm hạ sốt cho trẻ như thế nào hiệu quả nhất? PGS Dũng cho rằng, chườm ấm cho trẻ là tốt nhất. Theo đó, nhúng khăn ấm vào nước có nhiệt độ bằng nhiệt độ thân nhiệt trẻ. Sau đó chườm vào các vùng nách, bẹn, cổ...để giúp thoát nhiệt nhanh.
Khi chườm cần thay khăn liên tục, hết ấm lại thay để khăn không bị lạnh, không làm trẻ có cảm giác rét run do nước lạnh ngấm vào người.
Theo các bác sĩ, khi trẻ bị sốt thì cần phải theo dõi sát sao, cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng nếu nhiệt độ trên 38 độ 5. Trẻ sốt cao liên tục đến 39 – 40 độ hoặc có biểu hiện co giật, không đáp ứng với thuốc hạ sốt thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám ngay lập tức.
Theo Khám Phá
Xem thêm:
- Sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ em như nào cho đúng?
- Cha mẹ không nên lạm dụng thuốc hạ sốt cho trẻ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!