Hạt hẹ còn gọi cửu tử, tên khoa học: Allium tuberosum Rottl. et Spreng. [Allium uliginosum G. Don.], họ hành (Alliaceae). Hẹ được trồng nhiều ở miền núi, trung du và đồng bằng, nhân dân dùng hẹ trong chế biến món ăn đem lại hương vị đặc biệt. Hẹ cũng là vị thuốc phòng trị bệnh rất tốt. Bộ phận dùng: hạt - cửu tử.
Theo Đông y, cửu tử vị cay tính ôn; vào can thận. Có tác dụng bổ thận tráng dương ích tinh. Dùng tốt cho nam giới liệt dương di tinh, di niệu, đau lưng do lạnh, đau mỏi lạnh chân (yêu tất lãnh thống), phụ nữ huyết trắng. Liều dùng: 5 - 10g.
Hạt hẹ (cửu tử) - vị thuốc quý bổ thận tráng dương.
Sau đây là một số thuốc và món ăn trị bệnh từ hạt hẹ:
Bài thuốc chứa hạt hẹ:
- Chữa nam giới thận hư di mộng tinh, phụ nữ bạch đới: hạt hẹ ngâm giấm, rang khô, tán bột; dùng mật ong làm hoàn, viên bằng hạt đậu. Ngày uống 3 - 5g, uống vào lúc đói với rượu nóng.
- Rượu bổ tăng cường hoạt động sinh dục cho nam giới: hạt hẹ 20g, tằm đực khô 100g, dâm dương hoắc 60g, câu kỷ tử 20g, kim anh tử 50g, ngưu tất 30g, ba kích 50g, thục địa 40g, sơn thù 30g, mật ong nửa lít, rượu 400 2 lít. Ngâm 20 - 30 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml.
Dược thiện có hạt hẹ:
Cháo hạt hẹ: hạt hẹ 100g, gạo lứt 80 - 100g. Tất cả nấu cháo, lọc gạn lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng rất tốt cho người mệt mỏi suy nhược, di tinh, di niệu.
Cháo thỏ ty tử hạt hẹ: thỏ ty tử 30g, cửu tử 30g, gạo tẻ 80 - 100g. Thỏ ty tử, cửu tử sắc hãm lấy nước, bỏ bã, gạo nấu cháo với nước sắc dược liệu. Khi cháo được thêm đường. Dùng cho các trường hợp thận hư, đau lưng liệt dương di tinh, di niệu.
Kiêng kỵ: Người bị sốt, viêm nhiễm lở ngứa, đau mắt đỏ không dùng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!