Rau mùi là một trong những loại thảo dược lâu đời nhất trên thế giới dùng để phơi khô làm thuốc. Hạt này có màu nâu vàng với những lằn gợn dọc thân hạt; có vị ấm, bùi, ngọt nhẹ hơi giống cam quýt.
Hạt rau mùi, loại nguyên hạt hoặc dạng bột, thường được sử dụng cho những món ăn của người Ấn Độ. Nó là hương liệu tạo mùi vì có mùi vị rất riêng. Hạt này được sử dụng làm dưa muối, bột cà-ri và hỗn hợp gia vị cay, gia vị cho món nướng. Đây là một trong những bí kíp nấu ăn rất tốt cho sức khoẻ.
Nhưng không phải ai trong số chúng ta cũng biết đến tác dụng phụ của loại hạt này.
Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
1. Vấn đề về gan
Dầu trong hạt rau mùi giúp hỗ trợ chức năng gan, nhưng nếu sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thừa dịch mật và gây rối loạn chức năng.
2. Kích ứng
Một số trường hợp có thể bị dị ứng như nổi mẩn, khó thở, ngứa, sưng mặt/cổ họng, hoặc hoa mắt chóng mặt khi sử dụng hạt mùi.
3. Phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ trong giai đoạn có thai và cho con bú nên hạn chế sử dụng hạt rau mùi bởi nó ảnh hưởng tiêu cực đến tuyến mật, dẫn đến tổn thương cho mẹ và thai nhi cũng như cản trở việc sinh nở.
4. Vấn đề về hô hấp
Việc sử dụng quá nhiều hạt rau mùi trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp như tức ngực, khô cổ họng hoặc nghẹn. Nếu bạn gặp phải những triệu chứng trên, hãy đến ngay cơ sở y tế.
5. Nhạy cảm với ánh nắng
Trong một vài trường hợp, sử dụng hạt rau ngò có thể dẫn đến tình trạng nhạy cảm với nắng, làm tăng nguy cơ bị cháy nắng và ung thư da.
6. Các vấn đề về da
Một số trường hợp gặp phải các vấn đề về da như dị ứng, ngứa rát, kích ứng, viêm da và xạm da sau khi dùng hạt rau mùi. Trong trường hợp này, cần phải có sự can thiệp của y tế, đồng thời ngừng sử dụng loại hạt này.
7. Vấn đề về đường ruột
Việc sử dụng quá nhiều hạt rau mùi trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề về đường ruột, như tiêu chảy, đau bụng, chán ăn và thiếu nước.
8. Chậm kinh
Hạt rau mùi thường được dùng để chữa rối loạn kinh nguyệt, nhưng đối với một số phụ nữ, kinh nguyệt thường bị trễ sau khi điều trị. Nếu gặp phải trường hợp trên, nên xem lại liều lượng sử dụng.
9. Hạ đường huyết
Hạt rau mùi được biết đến là thảo dược chữa tiểu đường nhờ tác dụng làm giảm đường trong máu. Nếu bạn đang trong quá trình điều trị tiểu đường, nên chú ý theo dõi chỉ số đường huyết do loại hạt này có thể làm tụt đường huyết rất nhanh.
10. Các tác dụng phụ khác
Một số tác dụng phụ khác có thể gặp phải khi dùng hạt rau mùi như đau răng, đau khớp, giun sán, buồn nôn, thoát vị ruột. Mặc dù những tác dụng này không thường hay gặp, nhưng vẫn cần thận trong và đi khám nếu mắc phải.
>>> Xem thêm:
Tác dụng phụ đáng sợ của trà xanh
Rùng mình trước tác dụng phụ của nước cốt chanh
Sinh tố rau xanh: Không tốt như bạn nghĩ
10 tác dụng phụ của sữa dừa
Ảnh minh họa: Internet
Ngọc Luyện (Stylecraze)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!