Hãy cẩn thận khi dùng lá mùi tắm trị sởi

Kiến Thức Y Học - 04/30/2024

Khi mắc bệnh sởi, nhiều người thường cho rằng hạt mùi, lá mùi có tác dụng phòng ngừa, điều trị bệnh sởi. Thế nhưng việc tắm bằng lá mùi để trị sởi có những lưu ý mà không phải ai cũng biết. Hãy tìm hiểu những thông tin cần thiết qua bài viết dưới đây.

Khi mắc bệnh sởi, nhiều người thường cho rằng hạt mùi, lá mùi có tác dụng phòng ngừa, điều trị bệnh sởi. Thế nhưng việc tắm bằng lá mùi để trị sởi có những lưu ý mà không phải ai cũng biết. Hãy tìm hiểu những thông tin cần thiết qua bài viết dưới đây.

Hãy cẩn thận khi dùng lá mùi tắm trị sởi

1. Bệnh sởi

Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải (trẻ em, người lớn, người có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch bị tổn thương...) đặc biệt bệnh sởi ở trẻ em (dưới 3 tuổi) gây biến chứng tử vong rất cao.

Đặc trưng của sởi là ban dạng dát, sẩn xuất hiện tuần tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân tay kèm theo sốt cao...

Hãy cẩn thận khi dùng lá mùi tắm trị sởi

2. Rau mùi là nguyên liệu như thế nào?

Rau mùi còn gọi là ngò, ngò rí, hồ tuy, mùi ta, ngổ thơm...là loài cây thân thảo sống hằng năm thuộc họ Hoa tán (Apiaceae), có nguồn gốc bản địa từ Tây Nam Á về phía tây đến tận châu Phi.

Tại Việt Nam, rau mùi được trồng ở khắp nơi, dùng làm rau, gia vị và làm thuốc.

Theo y học hiện đại, rau mùi có ích cho những người bị suy nhược thần kinh, trầm cảm, đau nhức nửa đầu, căng thẳng, làm dịu cơn đau cơ. Rau mùi giúp giảm đau trong chứng phong thấp, thấp khớp, cơn co rút cơ, và cũng được dùng chữa trị cảm. Ngoài ra, rau mùi còn có tác dụng giúp cơ thể loại bỏ những chất độc. Tinh dầu rau mùi chứa chất chống ôxy hóa, có tác dụng trong trường hợp nhiễm siêu vi và vi trùng đường hô hấp, tiêu hóa, viêm đường tiểu.

3. Hãy cẩn thận khi dùng lá mùi tắm trị sởi

Lương y Đinh Công Bảy - Tổng thư ký Hội Dược liệu TP.HCM cho biết, theo Đông y, rau mùi có vị cay, tính ấm, mùi thơm, tác dụng phát tán thấu chẩn (làm ra mồ hôi, làm cho nốt ban mau phát ra ngoài), giảm độc, làm nhẹ trạng thái nhiễm độc toàn thân (nhất là đối với bệnh sởi trẻ em); kiện vị tiêu thực (làm mạnh dạ dày, kích thích tiêu hóa), dùng cho người bị tiêu chảy, ăn khó tiêu... Hạt mùi, lá mùi dùng cho trẻ em mắc bệnh sởi thời kỳ đầu, sởi chưa phát, hoặc sốt kéo dài mà sởi chưa mọc hoặc mọc quá ít - dễ sinh những biến chứng nguy hiểm.

Tuy vậy, lương y Đinh Công Bảy lưu ý, trẻ cần phải tiêm ngừa bệnh sởi theo quy định của ngành y tế. Trong thời kỳ có dịch sởi, có thể dùng 4-8g hạt rau mùi khô, sắc nước cho trẻ uống 7-10 ngày. Việc điều trị sởi ở trẻ em đòi hỏi cần có phương pháp chăm sóc tốt, chế độ dinh dưỡng hợp lý và giữ vệ sinh cho trẻ, chống bội nhiễm và các biến chứng. Đặc biệt, không dùng hạt mùi, rau mùi lúc sởi đã mọc đều, thời kỳ toàn phát và hồi phục của bệnh sởi. Lưu ý, bệnh nhân sởi có loét dạ dày chỉ được dùng ngoài, không uống.

Hãy cẩn thận khi dùng lá mùi tắm trị sởi

Lương y Đinh Công Bảy nhấn mạnh, tắm nước cây mùi nói chung (cả hạt mùi, lá mùi) là một trong những phương pháp chữa bệnh nhờ tác động lên cơ thể qua hệ thần kinh, mạch bạch huyết và mạch máu dưới da. Dù vậy, việc tắm này phải có chỉ định rõ ràng với từng bệnh, từng thể trạng. Ở trẻ nhỏ, làn da rất nhạy cảm, khả năng bảo vệ kém nên sẽ không tránh khỏi chuyện dị ứng khi tắm lá. Hạt mùi, lá mùi chứa nhiều tinh dầu nên có tính kích ứng da cao. Chưa kể, trong quá trình tắm, việc kỳ cọ gây trầy xước da; hoặc da trẻ bị phát ban nhiều, trầy xước, lở loét... sẽ làm bệnh nặng hơn và rất dễ dẫn đến nhiễm trùng, nguy hiểm. Riêng với trường hợp bệnh sởi bị biến chứng ở đường hô hấp như viêm phổi, việc hít quá nhiều tinh dầu từ hạt mùi, lá mùi sẽ làm bệnh tiến triển nhanh, có thể dẫn đến suy hô hấp.

Trước khi tắm lá mùi, nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Không tắm khi vừa ăn no vì làm mạch máu căng lên, dễ dẫn đến thiếu máu ở khoang bụng, ở tim, dẫn đến tiêu hóa kém, chóng mặt, tim đập nhanh. Cũng không nên tắm khi cơ thể đang đói vì có thể bị suy kiệt, ngất xỉu. Không tắm trước khi đi ngủ, nhất là khi cơ thể khó chịu, mệt mỏi. Nhiệt độ nước tắm không cao trên 39 độ C vì có thể khiến trẻ hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu ở tim, não

4. Phương pháp phòng tránh bệnh sởi

- Người lớn sau khi ra ngoài đường, đi làm về cần vệ sinh thân thể sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn, các yếu tố gây bệnh sởi.

- Đối với với những người đã tiếp xúc với bệnh nhân sởi cần rửa mặt mũi chân tay, thay quần áo trước khi tiếp xúc với trẻ.

- Tránh cho trẻ tới những chỗ đông người.

- Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng sức đề kháng cho trẻ.

- Nếu trẻ bị ốm sốt thì phải thu xếp cho trẻ nghỉ học và đi khám sớm.

- Khi trẻ bị sởi, gia đình cho trẻ nghỉ học để tránh dịch bùng phát mạnh hơn.

- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu và duy trì càng lâu càng tốt.

- Cho trẻ tiêm đủ các mũi vắc-xin sởi theo đúng quy định.

- Với các mẹ đang chuẩn bị có bầu cần đi tiêm phòng mũi Sởi – Thủy đậu – Rubella để sau khi sinh bé, kháng thể sởi sẽ có trong sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ trong 6 tháng đầu đời...

Hãy cẩn thận khi dùng lá mùi tắm trị sởi

Thời tiết giao mùa từ đông sang xuân gây mưa, nắng thất thường tạo điều kiện cho dịch sởi bùng phát mạnh mẽ trên khắp các tỉnh thành cả nước. Đặc biệt tại các thành phố lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trẻ em nhập viện vì biến chứng sởi rất cao.

Vì vậy, đề phòng bệnh sởi và bảo vệ sức khỏe cho con em mình, các bà mẹ cần chủ động cho con ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đi tiêm phòng sởi đầy đủ, cách ly trẻ bị sởi, tránh cho trẻ ra chỗ đông người. Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần nhớ rằng việc dùng hạt mùi hay lá mùi để tắm cho trẻ chì là cách phòng bệnh (kháng khuẩn) cho trẻ chứ không phải là vị thuốc “thần kỳ” để chữa bệnh sởi.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!