Khi mang thai, hệ miễn nhiễm của mẹ bầu sẽ yếu hơn so với người bình thường. Do vậy nếu nhiễm mụn rộp sinh dục, thì có thể sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, làm tăng nguy cơ bà bầu bị sẩy thai và sinh non.
Để tìm hiểu thêm về những tác hại của bệnh lý này đối với sản phụ và cách phòng ngừa bệnh sao cho hiệu quả nhất thì các mẹ có thể tham khảo thêm thông tin được chia sẻ từ bài viết dưới đây.
Bệnh mụn rộp sinh dục là gì?
Bệnh mụn rộp sinh dục, hay còn gọi là herpes bộ phận sinh dục hoặc herpes sinh dục. Đây là bệnh nhiễm trùng đường sinh dục do Virus Serpes simplex (HSV) gây ra.
Có 2 chủng HSV gây ra bệnh này, là HSV 1 và HSV 2. Đối với chủng HSV 1, đây là loại virus gây bệnh chủ yếu bằng đường hô hấp, tiêu hóa và lớp niêm mạc của da. Biểu hiện thường gặp hay xuất hiện ở vùng quanh miệng.
Còn loại chủng HSV 2, chủ yếu lây nhiễm qua con đường tình dục nên các biểu hiện về bệnh thường hay thấy xuất hiện ở phần dưới của cơ quan sinh dục...
HSV 2 là loại virus lây truyền rất mạnh, sau khoảng từ 2 – 7 ngày nhiễm bệnh, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, đau rát khó chịu... Do trước đó virus đã lây truyền trực tiếp vào cơ thể, qua những lỗ hổng trên da (bị trầy xước) hoặc có thể lan truyền do tiếp xúc với những bộ phận khác trong cơ thể đặc biệt là ngón tay và mắt.
Người bị bệnh herpes sinh dục sẽ có những vết loét đầu tiên chỉ là một chỗ sưng đỏ nhỏ, mềm, đau, rồi trở nên mọng nước trong vòng một vài ngày.
Vết loét có thể xuất hiện ở vùng âm đạo, cơ quan sinh dục ngoài, mông, hậu môn, hoặc bên trong cổ tử cung; sau 2- 3 tuần, các thương tổn tiến triển thành viêm loét và sau đó đóng vảy cứng và lành...
Bà bầu mang thai ảnh hưởng thế nào?
Khi mang thai hệ miễn nhiễm của mẹ bầu sẽ yếu hơn so với người bình thường, do vậy nếu nhiễm virus herpes mụn rộp sinh dục thì có thể sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu. Cụ thể:
+ Ảnh hưởng đối với mẹ bầu: Nhiễm herpes sinh dục khiến bà bầu ngứa ngáy, khó chịu vùng cơ quan sinh dục, mệt mỏi, đau đầu, sốt nhẹ. Bệnh còn có thể gây ra rối loạn tiểu tiện hoặc viêm màng não ở thể nhẹ; làm tăng nguy cơ bà bầu bị sẩy thai và sinh non.
+ Ảnh hưởng đến thai nhi: Nhiễm trùng do virus herpes gây ảnh hưởng chủ yếu đến thai nhi hơn người mẹ và tỉ lệ lây truyền sang con của người mẹ nhiễm herpes tái phát là đáng kể.
Bệnh có thể gây biến chứng nặng nề cho trẻ sơ sinh như viêm màng não, viêm phổi, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây mù, điếc, động kinh,... thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ
Thực đơn dinh dưỡng cho người mắc bệnh Herpes
Phòng ngừa bệnh Herpes như thế nào?
Điều trị bệnh herpes sinh dục nữ như thế nào?
Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục không do quan hệ
Kiến thức cần biết về bệnh herpes sinh dục nam
Phòng ngừa bệnh mụn rộp sinh dục
Hiện nay, chưa có cách điều trị hay vacxine phòng chống nhiễm trùng do virus herpes, do đó cách tốt nhất là các bạn phải tự biết cách để phòng ngừa bệnh sao cho hiệu quả nhất:
+ Nên quan hệ tình dục lành mạnh và an toàn khi quan hệ.
+ Thường xuyên thăm khám phụ khoa theo định kỳ 6 tháng/ lần để bác sĩ có thể theo dõi và điều trị nếu phát hiện bệnh kịp thời.
+ Cần phải thực hiện xét nghiệm herpes trước khi có ý định mang thai. Nếu không nhiễm virus thì cần hạn chế tiếp xúc với những người bị mụn ở môi. Nếu đã nhiễm virus thì cần điều trị kịp thời và .
+ Herpes sinh dục rất dễ tái phát nếu cơ thể bị suy nhược, stress, hay quan hệ quá mạnh... Bởi vậy, để đề phòng herpes sinh dục tái phát và phải phòng ngừa được những tình trạng xấu đó của cơ thể.
Nguồn: Theo tư vấn của chuyên gia tại cuasotinhyeu
Xem thêm
Nguyên nhân bệnh mụn rộp sinh dục ai cũng phải biết
Những điều cần biết về thuốc trị mụn rộp sinh dục
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!