Hen phế quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Hen phế quản còn được gọi là bệnh suyễn với biểu hiện đặc trưng là khó thở từng cơn do cơ thắt phế quản kèm tăng tiết dịch. Căn bệnh này tuy khá nhiều người mắc phải nhưng vẫn gây thắc mắc cho nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Hen phế quản còn được gọi là bệnh suyễn với biểu hiện đặc trưng là khó thở từng cơn do cơ thắt phế quản kèm tăng tiết dịch. Căn bệnh này tuy khá nhiều người mắc phải nhưng vẫn gây thắc mắc cho nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Hen phế quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hen phế quản là gì?

Hen phế quản còn được gọi là hen suyễn là bệnh mãn tính của phế quản. Bệnh gây sưng phù và sản sinh ra nhiều đờm làm tắc nghẽn luồng khí thở khiến bệnh nhân khó thở, thở khò khè, ho kéo dài từng cơn, nhất là vào ban đêm và sáng sớm.

Hen phế quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản

Các triệu chứng của hen phế quản có thể được kích hoạt và trở nên nặng nề hơn bởi nhiều tác nhân. Ảnh hưởng của các tác nhân này lên phổi cũng khác nhau ở mỗi người. Nói chung, độ nặng của các triệu chứng hen phế quản phụ thuộc vào việc có bao nhiêu tác nhân kích hoạt nên các triệu chứng và phổi của bạn nhạy cảm như thế nào đối với chúng.

Các tác nhân có thể được chia làm 2 nhóm:

Tác nhân dị ứng

  • Phấn hoa theo mùa

  • Bụi, nấm mốc, vật nuôi, các thành phần của côn trùng

  • Thực phẩm như cá, trứng, đậu phộng, sữa bò, đậu nành

  • Các chất phụ gia như sulfite

  • Các tác nhân có liên quan đến công việc như chất latex

Tác nhân kích thích

  • Nhiễm trùng hô hấp: chẳng hạn như cảm cúm, viêm phế quản, viêm xoang

  • Thuốc: Như aspirin, các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) khác, thuốc ức chế thụ thể beta (thường được dùng để điều trị cao huyết áp và một số bệnh tim)

  • Hút thuốc lá

  • Các yếu tố ngoài môi trường như khói, thay đổi thời tiết, mùi diesen

  • Các yếu tố trong nhà như nước sơn, bột giặt, khử mùi, hóa chất, nước hoa

  • Bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản (GERD)

  • Tập thể dục: ví dụ như trong điều kiện lạnh và khô

  • Các yếu tố liên quan đến công việc như hóa chất, bụi, gas, kim loại

  • Các yếu tố cảm xúc: cười, khóc, hò hét, đau buồn...

  • Các yếu tố liên quan đến nội tiết tố (hormon): VD như hội chứng tiền mãn kinh

Hen phế quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Triệu chứng và cách xác định mức độ nặng nhẹ của hen phế quản

Triệu chứng hen phế quản

Bệnh hen phế quản bình thường có những triệu chứng điển hình sau:

- Người bệnh cảm giác khó thở, thường rít về đêm.

- Kéo theo vấn đề hắt hơi, sổ mũi và ho khan. Tất cả các triệu chứng này là do khó thở.

- Có thể cơn ho tăng dần, khạc đờm trắng, dính quánh, như bột sắn chín. Nếu bội nhiễm thì đờm nhầy mủ màu vàng hoặc xanh, càng khạc đờm ra càng đỡ dần và hết cơn. Ngoài cơn vẫn làm việc bình thường.

- Khi khám phổi nghe phổi có biểu hiện gõ vang, rung thanh bình thường, có ran rít, ran ngáy và rì rào

Cách xác định mức độ nặng – nhẹ của hen phế quản

- Mức độ nhẹ: Cơn hen bình thường, ho ít, người bệnh vẫn có thể kiểm soát được tình trạng ho của mình, môi chưa thấy tái xanh.

- Mức độ nặng: Cơn hen này có thể đe dọa đến mạng sống của người bệnh. Người bệnh có những triệu chứng điển hình sau: Ho dai dẳng kéo dài, không nói được thành câu hoàn chỉnh, tức ngực, ngực có cảm giác như bị ai đó bóp chặt. Môi nhợt nhạt, tái xanh. Thở nhanh trong khi đó chưa hoạt động gì. Cảm thấy lo lắng và mất thời gian tập trung. Các cơ vùng bụng và vùng cổ co kéo.

Cách điều trị hen phế quản

Theo như các bác sĩ chuyên khoa hô hấp,bệnh hen phế quản không thể chữa dứt điểm hoàn toàn được bởi do đây là một dạng bệnh mãn tính, bệnh nhân cần phải sống hòa bình suốt đời cùng căn bệnh này. Tuy nhiên, hen phế quản hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng cách điều trị cắt cơn hen, dự phòng cơn hen và điều trị dự phòng nhằm đưa các cơn hen ra càng thưa càng tốt.

Chiến lược điều trị hen phế quản gồm 2 vấn đề cơ bản: Xác định và tránh các yếu tố làm nặng bệnh, dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn.

- Việc xác định và tránh các yếu tố làm nặng bệnh có thể được tuân thủ trong từng trường hợp, nhiều khi bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên và không thể kiểm soát được chúng.

- Dùng thuốc điều trị theo phác đồ, bao gồm các thuốc cắt cơn và thuốc điều trị dự phòng. Các cơn hen có thể tái phát bất cứ lúc nào, do đó cần giám sát mức độ kiểm soát hen của bệnh nhân để tránh các trường hợp không mong muốn

Hen phế quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Xác định và tránh các yếu tố khiến bệnh nặng hơn

- Bạn nên áp dụng 1 số biện pháp dưới đây tăng cường sức khỏe , giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Vệ sinh căn phòng sạch sẽ , bụi là 1 trong các nguyên nhân dẫn đến hen

- Sử dụng điều hòa có bộ lọc không khí , giảm lượng bụi trong không khí , điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức ổn định

- Không nên nuôi động vật có lông nếu dị ứng lông thú

- Khi ra ngoài nên mang theo khẩu trang , để tránh bụi có thể vào đường hô hấp

- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn để có sức khỏe tốt , tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể

- Ăn nhiều các loại hoa quả , trái cây , thực phẩm giàu dinh dưỡng

Điều trị bằng thuốc

Bệnh hen phế quản là căn bệnh khá phức tạp, người có dấu hiệu bị bệnh nên tới thăm khám tại bệnh viện hoặc các cơ sở uy tín để có thể được chẩn đoán về tình trạng bệnh của mình và được các bác sĩ đưa ra loại thuốc phù hợp, các phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Đối với thuốc cắt cơn hen có thể ở dạng hút, dạng thuốc xịt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn. Bệnh nhân cần phải mang theo các loại thuốc này mỗi khi cơn hen tái phát. Nếu để cơn hen lên rồi mới đi mua thuốc thì sẽ gây nguy hiểm vô cùng đến tính mạng của người bệnh. Bệnh nhân nên chú ý tới việc thăm khám bệnh thường xuyên để được đánh giá lại mức độ bệnh cũng như điều chỉnh, lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!