Hen suyễn ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Chăm Sóc Bé - 04/30/2024

Bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ hay còn gọi là bệnh hen phế quản là một bệnh mạn tính của đường hô hấp. Khi bé bị hen suyễn cha mẹ cảnh giác vì bệnh này khiến bé khó thở, mệt mỏi, xanh sao trong nhiều năm, kèm theo đó là tình trạng chậm lớn và thể lực yếu ớt.

Bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ hay còn gọi là bệnh hen phế quản là một bệnh mạn tính của đường hô hấp. Khi bé bị hen suyễn cha mẹ cảnh giác vì bệnh này khiến bé khó thở, mệt mỏi, xanh sao trong nhiều năm, kèm theo đó là tình trạng chậm lớn và thể lực yếu ớt.

Hen suyễn ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Vậy bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏcó nguy hiểm không?làm thế nào để biết trẻ bị hen suyễn không?Lily & WeCare mời các bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh hen suyễn ở trẻ có nguy hiểm không?

Hen suyễn ở trẻ nhỏ là tình trạng viêm nhiễm mạn tính ở đường hô hấp. Biểu hiện bằng sự co thắt phế quản và làm tăng tiết chất nhầy niêm mạc phế quản. Hai hiện tượng này làm cản trở sự lưu thông của không khí, vì vậy trẻ khó thở. Mức độ khó thở nhiều hay ít còn tùy thuộc vào sự co thắt phế quản và sự bài tiết dịch nhầy nhiều hay ít ngoài ra còn tùy thuộc vào tính chất của bệnh có bị viêm nhiễm do vi sinh vật (vi khuẩn, virus, vi nấm) hay không? Nếu có thì bệnh sẽ phức tạp hơn nhiều.

Hen suyễn ở trẻ nhỏ là bệnh mạn tính của đường hô hấp tương đối nghiêm trọng. Bệnh kéo dài nhiều năm làm ảnh hưởng đến sức khỏe sự phát triển của bé về cả thể lực lẫn trí não.

Hen suyễn ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

2. Nguyên nhân của bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ là gì?

Cho đến nay người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính của bệnh hen suyễn. Theo các chuyên gia về hen thì có rất nhiều loại có khả năng gây bệnh hen hoặc nguy cơ cao gây nên bệnh hen suyễn (hen phế quản).

Một số nguyên nhân thường gặp gây nên bệnhhen suyễn ở trẻ nhỏ mà chúng ta dễ dàng nhận thấy đó là:

  • Do thời tiết thay đổi chuyển mùa từ nắng ấm sang lạnh, gió mùa đông bắc, ẩm ướt, trẻ cảm lạnh do không mặc đủ ấm,...thì trẻ nhỏ có tiền sử hen suyễn (hen phế quản) dễ tái phát.
  • Trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp do vi sinh vật (như viêm họng, viêm phế quản, tiêu phế quản,...), lông của động vật nuôi như chó, mèo, các tác nhân gây dị ứng khác cũng là một trong những nguy cơ cao khiến trẻ có tiền sử hen suyễn tái phát.
  • Hiện nay, vấn đề về khói bụi, ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp, rơm dạ, rác thải,... nếu trẻ tiếp xúc thường xuyên cũng là một nguyên nhân gây bệnh hen suyễn.

3. Những dấu hiệu chẩn đoán hen suyễn ở trẻ nhỏ

Để có thể chẩn đoán chính xác bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên chú ý các dấu hiệu sau ở trẻ như: thở khò khè, khó thở, nặng ngực, ho liên tục, đặc biệt vào ban đêm. Thậm chí có thể nghe thấy tiếng rít khi bé thở.

Ho là biểu hiện thường gặp nhất ở trẻ nhỏ khi bị hen suyễn. Nó có thể là triệu chứng duy nhất của bệnh hen. Bệnh có đặc điểm là dễ tái phát nhiều lần, thường xảy ra về đêm và sáng.

Chẩn đoán bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ rất khó, do bệnh có những triệu chứng khá dễ nhầm lẫn với các căn bệnh thông thường khác như viêm phổi, viêm họng, viêm mũi, viêm dị ứng, ho,... Do đó, nếu bạn muốn xác định chính xác bé có bị hen suyễn không thì nên cho bé đi xét nghiệm.

Hen suyễn ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

4. Những biến chứng thường gặp của bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ

Bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏnếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể có những biến chứng nguy hiểm như:

Xẹp phổi

Có rất nhiều trẻ em rơi vào tình trạng bị xẹp phổi trong quá trình điều điều trị hen suyễn tại bệnh viện.

Nhiễm khuẩn phế quản

Độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây bệnh về đường hô hấp tăng cao, khiến triệu chứng bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ trở nên nặng hơn.

Giãn phế nang

Khi bệnh hen suyễn không được điều trị cẩn thận sẽ dẫn đến sự đàn hồi của các phế nang giảm dần, dẫn đến thể tích khí thở ra ít, khí cặn tăng. Là nguyên nhân dẫn đến bệnh giãn phế nang ở trẻ.

Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất

Tình trạng này là do các phế nang giãn rộng khiến các mạch máu thưa thớt, nuôi dưỡng phổi kém, tạo áp lực cho phế nang. Khi phải ho mạnh, thành phế nang dễ bị bục vỡ dẫn đến tràn màng phổi, tràn khí trung thất.

Tâm phế mạn tính

Khi gặp phải biến chứng này, trẻ thường cảm thấy khó thở khi chạy nhảy nhiều, cơ thể tím tái, đau ở vùng hạ sườn bên phải, gan có thể to hoặc mấp mé bờ sườn. Thời gian dẫn đến tâm phế mạn tính có thể kéo dài từ 5 năm, 10 năm, thậm chí là lâu hơn tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Ngừng hô hấp kèm theo tổn thương não

Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ. Tình trạng này, khiến trẻ suy hô hấp kéo dài do bệnh hen suyễn gây ra sẽ dẫn đến việc bị thiếu oxy não. Điều này làm cho các tế bào não không có oxy sẽ bị tổn thương hoặc mất đi. Đây là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm và cấp bách.

Hen suyễn ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Suy hô hấp

Biến chứng này thường gặp ở bệnh nhân hen suyễn cấp tính hoặc ác tính. Bệnh nhân thường thấy khó thở, tím tái liên tục, đôi khi ngừng thở, phải thở máy hỗ trợ. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong ở trẻ do bệnh hen suyễn gây ra. Vì vậy cha mẹ cần hết sức lưu ý và cẩn trọng.

Hi vọng với những thông tin trên cha mẹ nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh hen suyễn xảy ra ở trẻ nhỏ. Từ đó có biện pháp phòng tránh và chữa trị bệnh hen suyễn cho trẻ tốt nhất.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!