Động kinh chậm phát triển được coi là một bệnh lý nguy hiểm ở người, chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ. Bệnh này gây ra những ảnh hưởng tới sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của trẻ. Vì vậy, cần có các phương pháp điều trị kịp thời để trẻ trở lại bình thường, tránh để bệnh kéo dài sẽ trở thành vĩnh viễn.
Nguyên nhân gây nên động kinh chậm phát triển ở trẻ
Bệnh xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là:
Di truyền, khi trong gia đình đã có người bị bệnh trước đó.
Mắc các khuyết tật về gen như: bệnh down, đầu nhỏ, não úng thủy, bất thường nhiễm sắc thể giới tính,...
Do trong quá trình sinh nở trẻ bị nhiễm một số bệnh từ mẹ như: giang mai, sùi mào gà, lậu, nhiễm độc từ mẹ, hoặc một số chấn thương khi sinh nở.
Do trong quá trình nuôi dưỡng giữa trẻ và gia đình, trong đó quan trọng nhất là người mẹ không có sự liên kết, trẻ bị thiếu hụt cảm xúc khiến tâm lý trẻ dần thay đổi.
Môi trường sống cũng như chất dinh dưỡng không tốt ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.
Trẻ bị ngã hoặc vì nguyên nhân nào đó chấn thương não bộ.
Những biểu hiện khi trẻ bị động kinh chậm phát triển
Các biểu hiện ban đầu của bệnh thường không rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nên khó phát hiện kịp thời:
Trẻ ngủ nhiều, không có nhu cầu bú mẹ hay ăn.
Trẻ ít vận động, ít cười, ít khóc.
Trẻ ít phản ứng hoặc không phản ứng trước những tiếng động xung quanh.
Trẻ chậm phát triển với những việc đầu đời như: chậm biết bò, chậm ngồi, đi, nói,...
Trẻ chậm tiếp thu và hầu như không học được những điều mới từ xung quanh.
Khi bệnh nặng trẻ sẽ xuất hiện các cơn co giật toàn thân.
Khi lên các cơn co giật trẻ sẽ mất ý thức.
Điều trị và chăm sóc trẻ bị động kinh chậm phát triển.
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ ở giai đoạn 1 tuổi
Lưu ý về sử dụng thuốc điều trị động kinh khi mang thai
Loài tằm vôi trị động kinh co giật, sưng đau họng
Những lưu ý dành cho phụ nữ bị động kinh trước khi mang thai
Mẹ bị động kinh khi mang thai có lây cho con không?
Khi thấy trẻ có những biểu hiện của bệnh cần nhanh chóng đưa trẻ đến các trung tâm y tế và bệnh viện chuyên môn để được khám và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất, từ đó kết hợp với bác sĩ lên kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng của trẻ nhất.
Việc phát hiện kịp thời bệnh tình cho trẻ là rất cần thiết vì có thể quyết định đến việc thành công hay không của quá trình điều trị.
Nên đưa trẻ tới các trung tâm , lớp học hoặc bệnh viên chuyên về điều trị chứng động kinh chậm phát triển vì tại đây sẽ có các phương pháp thích hợp cho trẻ, việc điều trị sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức cũng như kinh tế, đòi hỏi gia đình phải kiên trì thì mới giúp trẻ phục hồi.
Tai gia đình, nên tận tình quan tâm và hướng dẫn trẻ thực hiện các hành vi tốt, việc giáo dục trẻ phải từ từ không nóng vội để giúp trẻ ý thức và hòa nhập với xung quanh.
Tránh tình trạng để trẻ cảm thấy bị cô lập, kì thị vì dễ tác động đến não bộ gây các phản ứng tiêu cực ở trẻ. Hãy luôn quan tâm và yêu thương trẻ sẽ giúp ích cho việc hoàn thiện ý thức cũng như phát triển hành động tích cực ở trẻ động kinh.
Tuyệt đối không để trẻ ở một mình vì khi trẻ lên cơn động kinh sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng, dễ có các hành động bạo lực hoặc não bộ rơi vào hôn mê, khi đó việc điều trị rất khó khăn. Gia đình cần thường xuyên ở bên cạnh trẻ.
Tình trạng động kinh chậm phát triển ở trẻ nhỏ không phải quá hiếm gặp, nhưng đa phần thường bị bỏ qua do các biểu hiện của bệnh không rõ ràng. Đến khi phát hiện thì bệnh đã nặng và rất khó để phục hồi. Vì vậy, cần quan tâm chú ý nhiều đến sự phát triển cũng như hành động hàng ngày của trẻ để sớm nhận biết ra những bất thường.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!