BPA là gì?
Bisphenol-A (BPA) là một hóa chất hóa học được thêm vào trong sản xuất các sản phẩm làm bằng chất dẻo polycarbonate như bình sữa trẻ em, đồ chơi, đĩa CD và DVD, các đồ điện tử gia dụng, kính đeo mắt,các thiết bị thể thao, chất dùng để trám răng, vỏ hộp thực phẩm và các sản phẩm vệ sinh…
Rất nhiều nhà khoa học khẳng định rằng BPA có hại: Có thể gây vô sinh ở nam giới và phụ nữ, ảnh hưởng tiêu cực của BPA lên trẻ nhỏ, liên quan đến các bệnh tim mạch và đái tháo đường typ 2, béo phì, buồng trứng đa nang, nguy cơ sinh sớm (trước 37 tuần ) cao hơn 91, hen suyễn, ảnh hưởng đến chức năng gan,.. lượng BPA cao còn liên quan đến suy giảm chức năng miễn dịch, lượng hoocmôn tuyến giáp bất thường và kém liên kết giữa các tế bào não.
Chất thay thế BPA có an toàn hơn không?
Hiện nay, rất nhiều nhà sản xuất đã chuyển sang sản xuất các sản phẩm không chứa BPA, thay thế BPA bằng BPS (bisphenol – S) hoặc BPF (bisphenol – F) bởi những nguy cơ mà BPA gây ra cho.
Melanie Jacobson, một nhà khoa học nghiên cứu tại NYU Langone Health, New York, người đứng đầu nghiên cứu mới cho biết: Đã có nhiều nghiên cứu hơn về các hóa chất thay thế có cấu trúc tương tự BPA (như bisphenol S và bisphenol F- hai trong số các chất thay thế BPA phổ biến nhất) và có bằng chứng trong cho thấy các chất thay thế BPA cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng của các tế bào giống như BPA. Do vậy, các chai lọ không chứa BPA vẫn chưa phải là giải pháp tối ưu.
Chất BPA có trong các loại vỏ chai nhựa có thể gây một số bệnh cho người tiếp xúc thời gian dài.
Một nghiên cứu năm 2017 của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ cho thấy một số chất thay thế thực sự mạnh hơn BPA trong việc kích hoạt thụ thể estrogen trong tế bào người. Trong nghiên cứu mới, nhóm của Jacobson tập trung vào mức bisphenol S và bisphenol F trong nước tiểu ở 1.831 trẻ em và thanh thiếu niên từ 6 đến 19 tuổi Hoa Kỳ.
Các nhà điều tra nhận thấy rằng về tổng thể, mức độ cao hơn của những hóa chất này có liên quan đến tỷ lệ béo phì cao hơn. Đối với mỗi đơn vị tăng trong BPS, tỷ lệ béo phì tăng 16% và khả năng béo phì nghiêm trọng tăng 18%, các phát hiện cho thấy. BPF ít được phát hiện trong nước tiểu của trẻ em, nhưng, tỷ lệ mỡ bụng dư thừa lại tăng lên. Trong số những trẻ mắc bệnh huyết áp có thể phát hiện được, có nguy cơ béo phì ở bụng cao hơn 29%.
Kết quả cho thấy, gần như tất cả đều có BPA trong các mẫu nước tiểu của những n gười tham gia nghiên cứu, 88% có BPS và 55% có BPF. Vì bisphenol thường được tìm thấy trong bao bì thực phẩm, những người có mức độ cao có thể ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn. Vì vậy, các nhà khoa học lưu ý, có thể đoán được những ảnh hưởng của bisphenol từ tác động của chế độ ăn uống.
Mặc dù không chứng minh được quan hệ nhân quả, tuy nhiên, việc phát hiện cũng không thể suy luận rằng các hóa chất này gây béo phì hoặc tăng cân ở trẻ. Nhưng, có điều chắc chắn là có mối liên hệ giữa các hóa chất và béo phì. Song các nhà khoa học cũng cần có nhiều nghiên cứu hơn để xem liệu các chất thay thế BPA có liên quan đến việc tăng cân của trẻ em theo thời gian hay không.
TS. Robert Sargis là một giáo sư trợ lý nội tiết tại Đại học Illinois tại Chicago, cho hay, Mọi người có thể cho rằng sản phẩm có nhãn 'không chứa BPA' có nghĩa là sản phẩm an toàn, nhưng trên thực tế, sản phẩm này có thể chứa bisphenol ít được nghiên cứu.
Nếu bạn đang tìm cách tránh bisphenol, các nhà khoa học khuyên nên: Ăn ít thực phẩm chế biến và nhiều thực phẩm tươi hơn; nên chọn thực phẩm đông lạnh hoặc khô hơn đóng hộp, chọn thực phẩm chứa trong chai lọ, hộp thủy tinh hoặc các chất thay thế khác cho thức ăn chứa trong lon và các sản phẩm từ nhựa; tránh nhựa cứng, nhựa trong suốt với mã tái chế 7 hoặc được đánh dấu 'PC'; yêu cầu hóa đơn điện tử; rửa tay sau khi xử lý biên lai giấy.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!