Hội chứng vành cấp

Bệnh A-Z - 11/24/2024

Tìm hiểu về Hội chứng vành cấp trên Hello Bacsi sẽ cho bạn biết về triệu chứng, nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị bệnh hiệu quả.

Định nghĩa

Định nghĩa

Hội chứng vành cấp (hội chứng động mạch vành cấp) là bệnh gì?

Bệnh hội chứng vành cấp, hay còn gọi là hội chứng động mạch vành cấp, là hiện tượng lưu lượng máu chảy về tim bị giảm đột ngột. Bệnh có thể đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của bạn sau này.

Nhồi máu cơ tim và triệu chứng đau thắt ngực không ổn định là những biểu hiện lâm sàng thường thấy trong hội chứng vành cấp. Ở chứng nhồi máu cơ tim, một số cơ của tim bị mất khả năng hoạt động vì không nhận đủ máu. Còn trong đau thắt ngực không ổn định, cơn đau sẽ xuất hiện đột ngột khi bạn đang thư giãn hoặc nghỉ ngơi.

Những ai thường mắc phải hội chứng vành cấp (hội chứng động mạch vành cấp)?

Đối tượng thường mắc hội chứng vành động mạch vành cấp gồm:

  • Người trên 55 tuổi;
  • Gia đình có tiền sử về bệnh tim;
  • Hút thuốc;
  • Thừa cân, không tập thể dục;
  • Tiểu đường (đái tháo đường);
  • Cao huyết áp;
  • Cholesterol cao trong máu;
  • Tiêu hoá thức ăn chứa nhiều chất béo.

Triệu chứng và dấu hiệu

Triệu chứng và dấu hiệu

Những triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng vành cấp (hội chứng động mạch vành cấp) là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng bạn có thể có bao gồm:

  • Cảm giác đau thắt ngực;
  • Đau mơ hồ hoặc đau nặng trước ngực, cổ, vai trái, lan xuống cánh tay (đặc biệt là cánh tay trái). Cơn đau có thể xuất hiện chậm hoặc bất ngờ, lan tỏa hoặc đau nhói;

Các dấu hiệu và triệu chứng khác của hội chứng vành cấp là:

  • Các vấn đề về hô hấp;
  • Cảm giác dễ té ngã;
  • Mệt mỏi trầm trọng;
  • Yếu cơ, buốn nôn và ra mồ hôi.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Đặc biệt, Bạn cần đi khám ngay nếu bạn cảm thấy đau hoặc nặng ngực thường xuyên.

Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra hội chứng vành cấp (hội chứng động mạch vành cấp) là gì?

Nguyên nhân của hội chứng động mạch vành cấp bao gồm:

  • Thiếu máu làm cơ tim không nhận đủ oxy;
  • Chứng xơ vữa động mạch hoặc các cơn co thắt ở mạch có thể là nguyên nhân làm giảm lưu lượng máu đến tim;
  • Xơ vữa động mạch do những sợi xơ và mỡ tích tụ bên trong mạch máu. Các hiện tượng bất thường ở van tim và nhịp tim (loạn nhịp) có thể cản trở dòng máu chảy đến tim và đến các mạch vành;
  • Thiếu máu làm hạn chế lưu lượng máu chảy về tim.

Nguy cơ mắc bệnh

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng vành cấp (hội chứng động mạch vành cấp)?

Yếu tố làm tăng nguy cơ của hội chứng vành cấp cũng tương tự với các bệnh tim mạch khác:

  • Lớn tuổi (từ 40 tuổi trở lên);
  • Cao huyết áp;
  • Tăng cholesterol máu;
  • Hút thuốc lá;
  • Ít tập thể dục thể thao;
  • Tiểu đường tuýp 2;
  • Tiền sử gia đình có người bị đau ngực, bệnh tim hoặc đột quỵ. Với phụ nữ, có thêm tiền sử cao huyết áp, tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ.

Điều trị

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng vành cấp (hội chứng động mạch vành cấp)?

Để chẩn đoán hội chứng vành cấp chính xác nhất, bác sĩ sẽ hỏi bệnh án và khám lâm sàng các triệu chứng của bạn.

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm. Các xét nghiệm cho hội chứng vành cấp bao gồm:

  • Đo điện tâm đồ (khảo sát điện học của tim);
  • Nghiệm pháp gắng sức;
  • Siêu âm;
  • Xét nghiệm máu;
  • Đặt ống thông tim (ống thông được đưa qua một động mạch rồi đi vào tim để thấy vùng nào đang bị tắc nghẽn).

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng vành cấp (hội chứng động mạch vành cấp)?

Mục tiêu của quá trình điều trị bệnh này là tăng lượng máu dẫn đến tim; hoặc giảm hoạt động của tim để tim cần ít máu hơn.

  • Các loại thuốc Nitrates (Nitroglycerin) sẽ làm tăng lưu lượng máu đến tim.
  • Các loại thuốc ức chế Beta có thể điều trị cao huyết áp.
  • Kiểm soát các bệnh lý quan trọng khác như: tiểu đường, tăng cholesterol trong máu.

Trong một số trường hợp, phẫu thuật hoặc những can thiệp khác có thể cần được thực hiện để thông các mạch máu bị tắc nghẽn. Các thủ thuật này bao gồm: nong mạch vành, đặt stent và bắc cầu mạch vành. Trong thủ thuật nong mạch vành, một thiết bị giống bong bóng sẽ nong rộng các mạch máu bị hẹp hoặc tắc nghẽn.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng vành cấp (hội chứng động mạch vành cấp)?

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:

  • Tái khám đúng định kì;
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ và không tự ý uống thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ, hoặc thay đổi liều lượng đã được yêu cầu;
  • Giảm stress để hạ huyết áp và giảm nguy cơ đau thắt ngực. Bạn nên tìm hiểu thêm nhiều cách mới để thư giãn bản thân;
  • Giảm cân nếu bạn bị thừa cân. Điều này có thể giúp ổn định huyết áp và cải thiện lượng mỡ trong máu cũng như đường huyết.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!