Hơn 30.000 người tử vong, vì sao Covid-19 lây lan siêu nhanh chóng?

Thời sự - 04/28/2024

Tổng số ca tử vong trên toàn cầu vì bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus corona chủng mới (Sars-CoV-2) gây ra đã lên đến 33.918 người. Virus này đang có tốc độ lây lan chóng mặt.

Hơn 30.000 người tử vong, vì sao Covid-19 lây lan siêu nhanh chóng?

Covid-19 lây lan nhanh trên toàn cầu

Vì sao lây lan nhanh?

Tổng cộng có 720.658 ca mắc Covid-19 được ghi nhận trên toàn cầu, trong đó có 647.219 ca ở ngoài lãnh thổ Trung Quốc, đứng đầu là Mỹ với 141.169 ca.

Tại Việt Nam, tính đến 7h sáng ngày 30/3 ghi nhận 194 ca nhiễm Covid-19, trong đó: 55 ca đã bình phục, còn 139 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước, hầu hết sức khỏe ổn định.

Ngoài ra, có 3.215 ca nghi nhiễm đang được cách ly, theo dõi chặt chẽ và 75.085 ca tiếp xúc với người nghi nhiễm và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly), trong đó có 38.372 ca cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Theo PGS Phạm Hùng Vân – Chủ tịch hội vi sinh lâm sàng TP HCM, dịch bệnh Covid-19 bắt đầu xuất hiện và lây lan tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc từ cuối tháng 12/2019, sau đó lan khắp Trung Quốc rồi đạt đỉnh vào ngày 5/2/2020.

Tuy hiện nay dịch Covid-19 đang giảm dần tại Trung Quốc với số ca nhiễm mới ngày càng bớt dần, nhưng tình hình trên các phần còn lại của thế giới lại rất nóng bỏng và đáng báo động. Nếu tính đến hôm nay thì đã có gần 730.000 trường hợp nhiễm Covid-19 trên nhiều quốc gia khác.

Mỹ và Ý đã trở thành quốc gia đứng hàng đầu và thứ hai về số người mắc Covid-19, thay thế cho Trung Quốc hiện đang xếp thứ 3 với trên 81.000 ca nhiễm. Tình hình sẽ diễn tiến ngày càng phức tạp hơn với nhiều quốc gia Châu Âu đang trở thành tâm dịch như Tây Ban Nha, Đức, Pháp.

PGS Vân cho biết Covid-19 đang lây lan nhanh tại các quốc gia Châu Âu và Mỹ. Nhiều người lo ngại độc lực của virus này tuy nhiên việc lây lan không phải do độc lực của virus Sars-CoV – 2. Virus Sars-CoV-2 là virus ngoại lai từ động vật hoang dã (dơi), nhưng cấu trúc bộ gene của nó lại được tiến hóa để rất dễ bám và xâm nhập vào tế bào niêm mạc hô hấp của người. Đây là gene giúp virus hình thành nên các gai trên bề mặt mà các nhà chuyên môn gọi là Spike. Các gai này có cấu trúc phân tử giúp nó bám rất dễ và rất chặt lên trên một loại thụ thể hiện diện nhiều trên bề mặt của tế bào niêm mạc hô hấp như hầu họng và hô hấp dưới, đó là ACE2.

Virus còn có một khả năng đặc biệt nữa là rất dễ hòa nhập phần vỏ đã bám dính của virus vào màng của tế bào niêm mạc nên xâm nhập vào bên trong tế bào rất dễ dàng để phóng thích chất liệu di truyền của nó là RNA vào bên trong tế bào rồi nhân bản thành các virus mới để được phóng thích ra ngoài xâm nhập vào các tế bào mới.

Theo PGS Vân, virus Sars-CoV - 2 còn một khiếm khuyết trên bộ gene nên khi virus sau khi xâm nhập vào tế bào niêm mạc hô hấp lại không nhân bản nhanh như các virus Sars-CoV 1 gây SARS hay MERS-CoV gây viêm phổi cấp tính Trung Đông hay H5N1, mà chúng nhân bản khá chậm. Chính điều này làm cho Covid-19 có thời gian ủ bệnh tương đối lâu lên tới 14 ngày. Điều này cũng là nguyên nhân khiến cho có người mang virus nhưng không có triệu chứng của bệnh.

Ngăn chặn như thế nào?

Covid-19 lây lan qua hai con đường: Do tiếp xúc gần lây qua các giọt bắn bị người nhiễm bệnh ho bắn ra bên ngoài rồi các giọt này văng vào mũi, miệng, mắt của những người ở gần đường kính 2m. Ngoài ra, virus còn qua bắt tay, ôm hôn, hay dùng chung phòng, dùng chung nhà vệ sinh, vòi rửa tay, tay nắm cửa…

Hơn 30.000 người tử vong, vì sao Covid-19 lây lan siêu nhanh chóng?

Bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Việt Nam

Theo PGS Vân, rất khó để có thể ngăn chặn được sự lây lan của dịch Covid-19. Tuy nhiên, dựa trên các giải pháp mà các quốc gia đang thực hiện, chúng ta có thể nhận định là các giải pháp được đưa ra là tùy tình hình dịch bệnh đang diễn tiến và tùy điều kiện kinh tế cũng như y tế mà các quốc gia đã có các giải pháp mà họ chọn lựa và được cho là thích hợp nhất, nhưng giải pháp đưa ra cũng có thể sẽ bị thay đổi nếu tình hình chuyển biến không còn phù hợp.

Việt Nam hiện nay giải pháp đang thực hiện đó là cố gắng nhận diện cho được tất cả các trường hợp F0 rồi truy tìm cho được tất cả các trường hợp F1, F2, F3…để được cách ly phù hợp, làm sao tránh tuyệt đối các trường hợp F này tiếp xúc ngoài cộng đồng trong thời gian có nguy cơ lây lan là 14 ngày kể từ khi phát hiện được.

Với các trường hợp F0 thì sẽ được điều trị thích hợp và cách ly tại các trung tâm điều trị chuyên dành cho Covid-19. Với các trường hợp F1 thì sẽ được cách ly tập trung, các trường hợp F2 hay F3 thì sẽ được khuyên cách ly tại nhà. Trong thời gian cách ly thì tất cả các đối tượng trên phải mang khẩu trang để tránh lây lan ra bên ngoài.

Các nơi sẽ tập trung để phát hiện các trường hợp F0 là các cửa khẩu hàng không hay trên bộ. Ngoài ra các giải pháp tránh tụ tập đông người, kiểm tra y tế tại các của khẩu, đóng của trường học, cũng như đeo khẩu trang khi ra ngoài cũng được khuyến cáo và áp dụng sẽ ngăn chặn được Covid-19 lan ra cộng đồng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!