Hợp kim của đồng giúp ngăn chặn vi khuẩn

Kỹ năng sống - 11/24/2024

Bàn tay nhiều mồ hôi có thể làm suy giảm đặc tính kháng khuẩn của đồ đồng (như tay nắm cửa) trong vòng 1 giờ tiếp xúc.

Theo một nghiên cứu gần đây, bàn tay nhiều mồ hôi có thể làm suy giảm đặc tính kháng khuẩn của đồ đồng (như tay nắm cửa) trong vòng 1 giờ tiếp xúc. Các nhà khoa học thuộc Đại học Leicester đã khám phá ra điều này và đặc biệt áp dụng ở các trường học, bệnh viện - những nơi được coi là dễ dàng phát tán vi khuẩn do vệ sinh tay kém.

TS. John Bond, Khoa Hóa Đại học Leicester chia sẻ trong một buổi họp báo: ‘Tác dụng kháng khuẩn của đồng được biết đến từ hàng trăm năm trước. Nó được cho là kết quả của quá trình trao đổi điện tích giữa đồng và vi khuẩn gây suy thoái ADN của vi khuẩn’.

Hợp kim của đồng giúp ngăn chặn vi khuẩn

Ảnh minh họa

Thật vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vi khuẩn, nấm men cũng như vi-rút bị tiêu diệt nhanh chóng khi tiếp xúc với những bề mặt nhạy cảm với kháng sinh làm từ đồng. Kim loại này có trong những vật dụng thường ngày như tay nắm cửa, vòi nước,… Các nhà khoa học đang thử nhân rộng phạm vi ứng dụng của nó bằng cách sử dụng ở những nơi khác nhau trong bệnh viện nhằm phá vỡ chuỗi lây nhiễm lây lan do chạm vào các bề mặt bị lây nhiễm.

Nhưng theo nghiên cứu mới này, khi đồng tiếp xúc với mồ hôi người, nó bắt đầu bị ‘ăn mòn’ trong vòng 1 giờ sau tiếp xúc. Kết quả là khả năng tiêu diệt các loại vi sinh vật có trong bệnh viện bị giảm đi. TS. Bond chia sẻ: ‘Theo như những điều chúng tôi khám phá, muối trong mồ hôi có thể ăn mòn kim loại, tạo nên một lớp oxit trên bề mặt của nó - gây ức chế hoạt động của đồng. Chúng tôi đã chứng minh được khả năng tạo ra lớp oxit trên bề mặt của mồ hôi chỉ sau 1 giờ tiếp xúc. Hiển nhiên, rất nhiều người biết khả năng ăn mòn đồng thau của mồ hôi, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên phân tích định lượng đầu tiên về khả năng ăn mòn tức thời của hợp kim đồng trong vài giờ đầu sau khi có sự tiếp xúc giữa nồng độ muối trong mồ hôi và kim loại’. 

Bài nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học ứng dụng bề mặt (Applied Surface Science) và Elaine Lieu là đồng tác giả. Đây là một phần của dự án Khoa học liên ngành năm thứ 3 thuộc Đại học Leicester nghiên cứu khả năng ăn mòn đồng thau nhanh chóng và dễ dàng của mồ hôi. Nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện là tình trạng báo động đang có xu hướng gia tăng với khoảng 1,7 triệu ca nhiễm khuẩn và 99.000 ca tử vong mỗi năm. Tuy nhiên, vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh thích hợp và sử dụng các bề mặt kháng khuẩn như đồng để ngăn chặn nhiễm khuẩn do tiếp xúc.

TS. Bond chia sẻ: ‘Lời khuyên tạm thời của tôi là giữ những đồ vật bằng đồng trong môi trường công cộng không bị ăn mòn bằng cách vệ sinh định kì và kỹ lưỡng. Về lâu dài, sử dụng hợp kim đồng với thành phần bao gồm các chất ức chế ăn mòn là một lựa chọn tốt. Trong khi chờ đợi những nghiên cứu khác về chủ đề này, các tòa nhà công cộng, trường học, bệnh viện hay bất cứ nơi nào muốn ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn nên sử dụng các vật dụng làm bằng hợp kim đồng để tránh lây lan bệnh’.

Ngọc Luyện (Theo medicaldaily)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!