Sức mạnh phòng hộ của nó không dài và không mang tính vĩnh cửu. Do vắc-xin chỉ có thể chứa một hay hai loại kháng nguyên đặc hiệu cho một hay hai loài vi-rút. Cho nên, nó không có tác dụng phòng ngừa với tất cả các loài khác nhau. Mà vi-rút cúm thì có vô số loại, được lai tạo từ 18 chủng loại H (H1-H17) và 9 chủng loại N (N1-N9).
Chỉ cần một H kết hợp với một N thì sẽ tạo ra vi-rút mới. Ví dụ, H1 kết hợp với N1 thì tạo ra H1N1, là vắc-xin cúm lợn. Nhưng H3 lại kết hợp với N2 thì lại ra vi-rút cúm H3N2, là vi-rút cúm gà. Vắc-xin phòng bệnh của H1N1 không thể có tác dụng phòng bệnh cho H3N2.
Tính đột biến và thay đổi cấu trúc kháng nguyên của vi-rút là liên tục và theo chu kỳ năm. Vì thế, hôm nay vắc-xin này có tác dụng phòng bệnh nhưng năm sau, chúng lại không còn tác dụng.
Sức mạnh phòng hộ của vắc-xin cúm không dài và không mang tính vĩnh cửu (Ảnh minh họa: Internet)
Ngay cả với một loại vắc-xin, hiệu lực phòng bệnh của nó cũng rất ngắn, chỉ kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, cho dù có tiêm nhiều mũi hoặc xịt nhiều lần. Sự tồn tại kháng thể và trí nhớ miễn dịch cho các vi-rút cúm là không kéo dài.
Người ta lo sợ rằng chủng ngừa vắc-xin cúm hay là tiêm vắc-xin cúm vào người thì nhỡ đâu bị cúm. Thực chất, điều này hầu như không bao giờ xảy ra. Vì với loại vắc-xin tiêm, vi-rút đã bị tiêu diệt hoàn toàn, tức là chúng không còn khả năng xâm nhập vào tế bào. Chúng cũng không còn khả năng nhân bản và mất bộ lõi di truyền RNA. Vào cơ thể lúc này, chúng chỉ là các vật thể sinh học không có giá trị bệnh học.
Với loại vắc-xin xịt, vi-rút sống đã bị giảm đi độc lực rất nhiều. Đồng thời, do liều lượng đưa vào theo đường xịt thường không lớn nên hoàn toàn yên tâm là không thể mắc cúm được. Kể cả khi bị tác dụng phụ hay có biến chứng xảy ra thì biến chứng đó hoàn toàn không phải là biến chứng do vi-rút sống lại gây bệnh.
Tất cả các loại vắc-xin chính hãng và được kiểm duyệt gắt gao đều phải đảm bảo tính an toàn này. Sau hai tuần kể từ khi tiêm, vắc-xin tạo ra hiệu ứng miễn dịch đầy đủ và chúng ta có thể miễn nhiễm với loại cúm đã được chủng ngừa.
>>Xem thêm:Hỏi đáp về bệnh cúm
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!