Đầu tiên, nếu gặp ác mộng do việc sử dụng thuốc, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để thay đổi toa thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng uống thuốc sao cho loại bỏ những tác dụng phụ không mong muốn.
Với những người gặp ác mộng do chứng ngưng thở khi ngủ hoặc hội chứng chân không yên, họ cần đến gặp bác sĩ để chữa dứt những chứng bệnh đó nhằm khắc phục cả triệu chứng gặp ác mộng.
Trong trường hợp những cơn ác mộng không liên quan đến các loại thuốc hay các chứng rối loạn nào, các liệu pháp về tâm lý và thay đổi hành vi sẽ có thể hữu ích. Những liệu pháp này đã được chứng minh là phát huy hiệu quả với 70% người lớn thường xuyên gặp ác mộng, bao gồm cả những người gặp ác mộng do lo âu, trầm cảm và PTSD. Hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn về những liệu pháp phù hợp nhất.
Ác mộng có thể do việc dùng thuốc, chứng ngưng thở khi ngủ hay các chứng rối loạn...(Ảnh minh họa: Internet)
Nhìn chung, có rất nhiều biện pháp tự nhiên lẫn chuyên môn giúp khắc phục hoặc hạn chế tần suất gặp ác mộng mỗi khi đi ngủ. Bên cạnh việc ngủ nghỉ điều độ, các hoạt động rèn luyện thể dục thể thao cũng là một thói quen lành mạnh giúp giảm tần suất xuất hiện của những cơn ác mộng. Tương tự, yoga và thiền cũng là những hoạt động hiệu quả trong việc giúp sức khỏe dẻo dai hơn và có được những giấc ngủ ngon.
Điều quan trọng là dù chọn biện pháp nào đi chăng nữa, việc giữ thói quen sinh hoạt điều độ - bao gồm cả giờ giấc đi ngủ và thức dậy hợp lý - là yêu cầu tối quan trọng và không thể thiếu. Rèn luyện thói quen đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc nhằm hạn chế tình trạng mất ngủ cũng như nguy cơ gặp ác mộng.
Đảm bảo rằng phòng ngủ của bạn là một nơi thực sự yên tĩnh, thư thái và được cách ly hoàn toàn với các sinh hoạt ồn ào hoặc căng thẳng, để bạn dễ dàng tận hưởng được những giấc ngủ trọn vẹn trong đó. Tuyệt đối tránh xa các loại đồ uống có cồn hoặc chứa các chất caffine hay nicotine gây mất ngủ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!