Bệnh lao phổiđược nhiều người biết đến là một căn bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm. Để phòng tránh và chữa lao phổi người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám. Với bài viết dưới đây, Lily & WeCaresẽ cung cấp địa chỉ khám phổi uy tin ở Hà Nội.
1. Bệnh lao phổi là gì?
Lao phổi là một dạng bệnh lý viêm nhiễm ở nhu mô phổi. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn lao sẽ theo đường máu, bạch huyết cư trú và phát triển gây bệnh ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể.
Bệnh lao được xếp vào bệnh xã hội, nên được nhà nước quản lý theo hệ thống từ trung ương đến địa phương và điều trị miễn phí
2. Những biến chứng của bệnh lao nếu không được điều trị?
Theo các bác sĩ bệnh viện Phổi Hà Nội, bệnh lao phổi có nhiều biến chứng. Biến chứng có thể xuất hiện như bệnh cảnh lâm sàng mở đầu, nghĩa là có biến chứng rồi mới phát hiện ra bệnh, hoặc xảy ra trong quá trình tiến triển của bệnh. Các biến chứng hay gặp là:
- Ho ra máu: có thể ít, vừa hay nhiều. Ho ra máu sét đánh, do bệnh lao làm hoại tử thành của một động mạch, là biến chứng gây tử vong trong vòng vài phút.
- Tràn khí màng phổi: Vi trùng lao từ hang lao nhiễm vào màng phổi và gây ra tràn mủ - tràn khí màng phổi. Điều trị khó khăn, vừa điều trị lao, vừa phải đặt ống dẫn lưu màng phổi.
- Tràn dịch màng phổi: do tiếp cận với một ổ lao phổi đang tiến triển
Biến chứng có thể xảy ra sau khi bệnh lao đã được chữa khỏi tạo thành các di chứng của bệnh lao phổi:
- Dãn phế quản: có triệu chứng ho đàm và ho ra máu. Không nên lầm lẫn là bệnh tái phát. Chỉ khi tìm thấy vi trùng lao mới là tái phát.
- Suy hô hấp mãn: khi có di chứng lan rộng làm phổi mất chức năng.
- Tràn khí màng phổi: do vỡ một bóng khí. Tràn khí này không đi kèm theo nhiễm trùng màng phổi.
- U nấm phổi: do vi nấm Aspergillus fumigatus sinh sôi trong một hang lao cũ trong phổi. Điều trị bằng phẫu thuật
3. Khám lao phổi ở đâu Hà Nội hiệu quả và uy tín nhất?
Dưới đây là TOP 3 địa chỉ khám chữa bệnh lao phổi uy tín tại Hà Nội, bạn có thể tham khảo một số thông tin về địa chỉ cũng như thời gian làm việc hàng ngày.
Bệnh viện Phổi Trung ương
Tiền thân của bệnh viện Phổi Trung ương là bệnh viện miền Nam chuyên khám chữa bệnh cho các cán bộ miền Nam tập kết. Ngày 24/06/1957, Phó Thủ tướng Chính phủ Phan Kế Toại đã ký nghị định số 273-TTG thành lập Viện Chống lao trên cơ sở bệnh viện miền Nam. Trong quá trình phát triển, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có quyết định số 1004/BYT-QĐ ngày 11-09-1985 đổi thành Viện Lao và bệnh Phổi. Tiếp đó, với quyết định số 2215 /QĐ-BYT ngày 18/06/2003 đổi tên thành bệnh viện Phổi Trung ương.
Bệnh viện Phổi Trung ương là bệnh viện chuyên khoa tuyến cao nhất về lao và bệnh Phổi, trực thuộc Bộ Y tế. Bệnh viện là đơn vị thường trực điều hành và là đầu mối hợp tác quốc tế của dự án phòng chống lao, chương trình chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em, và là cơ sở thực hành đào tạo đại học và sau đại học trong lĩnh vực chuyên khoa.
Mục tiêu của bệnh viện là tăng cường các chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, triển khai các kỹ thuật mũi nhọn về chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng và quản lý theo dõi sức khoẻ thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh sau điều trị Nội, Ngoại khoa trong bệnh viện.
Địa chỉ: số 463 Hoàng Hoa Thám, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội
Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 08:00 – 17:00
Bệnh viện Việt Pháp
Bệnh viện Việt - Pháp - Cơ sở Hà Nội là Bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên không chỉ ở Hà Nội mà còn ở miền Bắc Việt Nam.
Đây là một mô hình Bệnh viện tư nhân hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế, là một cơ sở Y tế tư nhân đầu tiên, Bệnh viện Việt - Pháp - Cơ sở Hà Nội được tổ chức dựa trên đội ngũ Y bác sĩ Việt Nam và Pháp. Vì chất lượng chăm sóc Y tế không thể tách rời các dịch vụ ngoài Y tế, Bệnh viện đã chọn phương châm kết hợp công nghệ và chuyên môn chất lượng cao với chất lượng dịch vụ khách hàng. Bệnh viện tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như xử lý các bệnh lý Nội khoa và phẫu thuật trong điều kiện cơ sở vật chất tốt và trình độ chuyên môn cao.
Địa chỉ: số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Bảy: 08:00 – 21:00
Bệnh viện Phổi Hà Nội
Bệnh viện Phổi Hà Nội, tiền thân là Trạm chống lao Hà Nội (trước 1995) chỉ điều trị ngoại trú, không có giường bệnh điều trị nội trú. Năm 1995 đổi tên thành Trung tâm Chống lao thành phố Hà Nội với nhiệm vụ phòng, chống bệnh lao cho nhân dân trên địa bàn thành phố và đã có được 50 giường bệnh điều trị nội trú. Năm 2000, đổi tên là bệnh viện Lao và bệnh phổi Hà Nội có nhiệm vụ khám phát hiện, quản lý điều trị người bệnh lao và bệnh phổi, chỉ đạo màng lưới chống lao trên địa bàn thành phố Hà Nội theo Chương trình chống lao Quốc gia. Thành phố đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu khám và điều trị của bệnh nhân. Từ 2010 đến nay mang tên là bệnh viện Phổi Hà Nội, số lượng bác sĩ tăng lên 250 viên chức, khu nhà điều trị nội trú 9 tầng, cùng nhiều trang thiết bị hiện đại.
Bệnh viện Phổi Hà Nội hiện nay có 21 khoa, phòng trong đó: 09 khoa Lâm sàng và 06 khoa Cận lâm sàng thực hiện công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân: Hen phế quản, COPD, các bệnh phổi nhiễm trùng khác (viêm phổi, viêm phế quản, apxe phổi...), người bệnh lao phổi mới, tái phát, thất bại, kháng thuốc, Lao/HIV, lao phổi âm tính, Lao ngoài phổi cùng với 06 phòng chức năng.
Hàng năm bệnh viện Phổi Hà Nội khám trên 27.000 lượt người bệnh, thu nhận vào điều trị nội trú trên 5.000 người bệnh, trong đó trên 60% người bệnh bị mắc các bệnh phổi không phải do lao. Điều trị ngoại trú 900 người bệnh.
Địa chỉ: Số 44 Thanh Nhàn, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Thời gian làm việc: Thứ Hai – Chủ Nhật: 08:00 – 16:00
4. Khi nào bệnh nhân lao cần phải nằm viện?
Một số bệnh nhân bị lao phổi vẫn có thể được bác sỹ chỉ định điều trị tại nhà. Nhưng trong một số trường hợp sau đây bệnh nhân lao cần được nhập viện ngay lập tức để bác sỹ theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Khi lao phổi đã tổn thương trên diện rộng, khả năng lây nhiễm cực kỳ cao và không thể dùng các biện pháp cách ly tại nhà.
- Xuất hiện các dấu hiệu của thể lao nặng như lao màng não, lao kê, lao có áp xe lạnh, lao cột sống, đốt sống bị hủy hoại nhiều...
- Lao phổi gây suy hô hấp nặng: tổn thương phổi rộng, lao bội nhiễm phế quản, xơ lồng ngực...
- Các thể lao gây trụy tuần hoàn: đọt cấp của thể tâm phế mạn, lao màng tim, lao phổi suy kiệt.
- Bệnh nhân có những biến chứng nặng và nguy hiểm: ho ra máu, tràn mủ màng phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, tắc ruột...
- Bệnh nhân bị tai biến do thuốc chống lao mất tác dụng, không thể giám sát hoặc đang điều trị lao ở giai đoạn tấn công của phác đồ điều trị ngắn hạn.
Như vậy, với câu hỏi khám lao phổi ở đâu Hà Nội, Lily & WeCaretin rằng bạn đã tìm thấy câu trả lời cho gia đình mình. Với những thông tin về thời gian, địa chỉ và trường hợp nào bệnh nhân nên nằm viện trong bài viết, sẽ giúp bạn chủ động hơn trong quá trình điều trị bệnh.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!