Khám phá mới về mối liên quan giữa gen và ung thư (phần 2)

Sơ cứu & Phòng ngừa - 04/27/2024

Mặc dù ung thư thường là kết quả của lối sống, tuy nhiên các lỗi thông tin di truyền hoặc đột biến gen cũng có thể gây ra ung thư.

Sau khi tìm hiểu những thông tin cơ bản về mối quan hệ giữa gen và bệnh ung thư ở phần 1, phần 2 này sẽ giúp bạn hiểu rõ cách kiểm tra gen để chẩn đoán bệnh ung thư cũng như các đối tượng cần thực hiện việc kiểm tra này.

Làm thế nào để kiểm tra gen giúp phát hiện ung thư?

Các kiểm tra gen hiện nay để tìm khiếm khuyết trên gen có khả năng gây ung thư vú, ruột, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung và ung thư tuyến tiền liệt. Các kiểm tra này cũng có thể tìm ra các khiếm khuyết gen hiếm gây nguy cơ mắc ung thư thận, ung thư da và ung thư tuyến giáp hay thậm chí là ung thư mắt hay thường gọi là khối u ác tính ở mắt.

Tuy nhiên, các kiểm tra hiện này không có khả năng để phát hiện các loại gen gây ung thư khác. Các nhà khoa học liên tục thực hiện các nghiên cứu liên quan và kiểm tra càng nhiều sẽ càng dễ dàng phát hiện các khiếm khuyết gen hơn.

Kiểm tra dự đoán gen là loại kiểm tra được tiến hành trên những gen có khả năng tăng nguy cơ mắc ung thư. Chúng thường không cho kết quả chính xác về các căn bệnh được di truyền. Các bài kiểm tra nói trên sẽ chỉ cho thấy một đột biến gen cụ thể nào trong cơ thể bạn chứ không cho biết có sự tồn tại của bệnh ung thư hay không.

Kết quả dương tính có nghĩa là bạn có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư nhưng không đồng nghĩa là bạn đã mắc phải bệnh ung thư hoặc bệnh sẽ phát triển theo chiều hướng xấu. Ví dụ như kiểm tra có thể tìm ra một đột biến gen cụ thể nào đó nhưng kết quả này không đảm bảo rằng sẽ tăng nguy cơ gây ung thư.

Tóm lại, kiểm tra gen có thể cho biết những gì có thể xảy đến với sức khỏe của bạn trong tương lai chứ không phải là chắc chắn đã2 xảy ra. Một kết quả âm tính không có nghĩa là bạn không có nguy cơ mắc ung thư vì những nguy cơ này thay đổi liên tục theo thời gian tùy theo một số lý do không liên quan đến gen di truyền chẳng hạn như lối sống hoặc đơn giản là các tác động của tuổi tác.

Những ai nên đi kiểm tra gen để tầm soát ung thư?

Nếu một người có tiền sử gia đình nhiều đời mắc ung thư hoặc các chuyên gia về di truyền cho rằng họ có thể thừa hưởng gen khiếm khuyết thì các bác sĩ sẽ yêu cầu người này làm kiểm tra gen.

Những chuỗi dấu hiệu sau có thể được xem như là gia đình có tiền sử ung thư cao:

  • Nếu có hơn hai người họ hàng thân thích cùng một họ trong gia đình đã mắc bệnh ung thư;
  • Những người trong họ hàng đã mắc cùng một loại bệnh ung thư hoặc nhiều loại gây ra bởi cùng một loại gen khiếm khuyết;
  • Những người họ hàng mắc ung thư khi họ trong độ tuổi dưới 50;
  • Một người họ hàng thân thích phát hiện gen khiếm khuyết trong các kiểm tra gen.

Bạn cần làm gì khi nghĩ rằng bản thân có khả năng mắc bệnh ung thư?

Lời khuyên cho bạn là nên trò chuyện với gia đình và đến gặp bác sĩ nếu như bạn nghĩ rằng gia đình mình có tiền sử mắc ung thư cao. Các bác sĩ sẽ hỏi bạn về số lượng thành viên trong gia đình đã được chẩn đoán mắc ung thư và nếu họ nghĩ rằng bạn có nguy cơ cao, họ sẽ đề nghị bạn làm kiểm tra.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư bạn nên có một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, không hút thuốc, tập thể dục thường xuyên và giữ cơ thể cân đối.

Cuối cùng, nếu muốn mình không mắc phải bệnh ung thư thì bạn nên đi kiểm tra tầm soát ung thư. Hơn nữa, nếu nghi ngờ về nguy cơ di truyền từ người thân trong gia đình thì bạn nên thực hiện việc kiểm tra này càng sớm càng tốt cũng như giữ cho mình một lối sống lành mạnh để duy trì tình trạng sức khỏe ổn định.

Bạn có thể quan tâm đến các bài viết sau:

  • Bạn nên ăn gì khi điều trị ung thư?
  • Vượt qua nỗi buồn khi mắc ung thư
  • 4 lưu ý cho thai phụ mắc ung thư vú

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!