Khi con yêu nghịch ngợm trong bụng

Mang thai - 05/22/2024

Trong trường hợp số lần đạp quá ít (5 lần/2-3 giờ), bạn nên gặp bác sĩ sản khoa để kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Đối với bất kì người phụ nữ nào, chứng kiến một sinh linh nhỏ bé lớn lên từng ngày trong cơ thể mình thật sự là một điều đặc biệt không thể diễn tả bằng lời nói. Có nhiều giai đoạn khác nhau trong suốt 9 tháng thai kì nhưng chắc chắn rằng, những kiến thức này bạn có thể thuộc nằm lòng hoặc được các bác sĩ sản khoa tư vấn kĩ lưỡng. Trong 3 tháng đầu tiên, các bộ phận chính như tim và phổi bắt đầu hình thành nên các mẹ hết sức cẩn trọng khi vận động. 3 tháng tiếp theo chứng kiến sự hình thành và phát triển của cánh tay, chân cũng như cấu trúc xương và 3 tháng cuối cùng là thời gian hoàn thiện cấu trúc cơ thể. 

Khi con yêu nghịch ngợm trong bụng

Ảnh minh họa

Ở thời kì đầu tiên, bà mẹ chưa cảm nhận được những ‘cử động’ của bé. Đến những tháng sau đó, nghĩa là ở thời kì thứ 2, bạn bắt đầu thấy bé cựa quậy nhưng không quá nhiều. Tuy nhiên, khi bước vào nửa đầu của thời kì thứ 3, bạn có thể cảm nhận rõ ràng từng cử động của bé và ở nửa cuối thai kì, những cử động này bắt đầu giảm xuống do tử cung của người mẹ không còn nhiều vị trí trống để bé ‘tung hoành’ nữa. 

Hiện tại, có rất nhiều mẹo để các mẹ sống vui khỏe với những lần con đạp, và một trong những cách dưới đây có thể giúp bạn tận hưởng từng khoảnh khắc bên con dù con chưa chào đời.

Đếm số lần bé đạp

Theo các chuyên gia, đến tháng thứ 9, bé vẫn tiếp tục ‘quậy phá’ trong bụng mẹ và việc đếm số lần bé đạp nhằm mục đích chắc chắn rằng, thai nhi vẫn khỏe mạnh. Trung bình, ở giai đoạn này bé đạp khoảng 9 lần trong 1 giờ. Trong trường hợp số lần đạp quá ít (khoảng 5 lần/2-3 giờ), bạn nên gặp bác sĩ sản khoa để kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi. 

Hãy thận trọng

Nếu bạn thấy không đủ số lần bé đạp trong 1 giờ, hãy ăn nhẹ hoặc uống 1 cốc ước ép. Việc này giúp kích thích ruột và cũng là xúc tác giúp bé đạp. Đây là một trong những mẹo mà bà bầu ở tháng thứ 9 nên quan tâm, và sự quan tâm này càng cần thiết và quan trọng nếu bạn bị tiểu đường.

Chơi với con

Khi con yêu nghịch ngợm trong bụng

Ảnh minh họa

Khi bạn cảm nhận rằng cử động của bé, bạn có thể hưởng ứng và chơi với con cho dù nó vẫn ở trong bụng. Nếu bạn thấy đầu gối hoặc cánh tay nhô ra, hãy xoa nhẹ nhàng và nếu con ‘có hứng’ thì nó sẽ rút chân lại và đẩy lại 1 lần nữa để chơi với bạn. 

Thay đổi tư thế

Một số tư thế bào thai nằm trong bụng có thể làm mẹ bị đau. Ở thời kì cuối cùng, bào thai đã đạt đến cân nặng tối đa và tử cung không còn nhiều không gian để cử động như trước nữa. Do vậy, bào thai có thể đạp về phía khu vực xương chậu. Ở tư thế này, chân của bé ở bên trên và có thể gây ảnh hưởng đến xương sườn của bà bầu cho dù đó là những cử động rất nhỏ. Một phương pháp khác cho các mẹ ở tháng cuối thai kì là thay đổi tư thế bất cứ khi nào điều này xảy ra.

Tận hưởng cảm giác này

Việc bào thai đạp trong bụng đôi khi gây đau đớn cho bà mẹ nhưng thật sự, đó là tín hiệu đáng mừng bởi con bạn phát triển hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh. Hãy tận hưởng cảm giác mang trong mình một sinh linh bé bỏng, và điều này truyền sức mạnh giúp bạn vượt qua những cơn đau. 

Thai nhi đạp trong tháng thứ 9 của thai kì rất quan trọng và cần thiết, nếu bạn không thấy bất cứ dấu hiệu nào con ‘quậy phá’, hãy đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám.

Ngọc Luyện (Tổng hợp) 

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!