Khi nào cần đưa trẻ bị viêm tắc thanh quản đến bệnh viện?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Viêm tắc thanh quản bao gồm viêm thanh quản cấp và viêm thanh quản mãn. Viêm tắc thanh quản cấp là bệnh thường phát sinh vào mùa thu, mùa xuân, khi thời tiết thay đổi, nếu bệnh để lâu có thể dẫn tới mạn tính cũng những biến chừng khó lường.

Viêm tắc thanh quản bao gồm viêm thanh quản cấp và viêm thanh quản mãn. Viêm tắc thanh quản cấp là bệnh thường phát sinh vào mùa thu, mùa xuân, khi thời tiết thay đổi, nếu bệnh để lâu có thể dẫn tới mạn tính cũng những biến chừng khó lường.

Trẻ nhỏ dễ bị viêm tắc thanh quản

Bệnh viêm tắc thanh quản có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng thường gặp nhất là vào mùa đông — xuân vì lúc này virut gây ra bệnh phát triển rất mạnh. Bệnh viêm tắc thanh quản do nhiều loại virut cúm gây ra. Những loại virut này thường lây truyền qua dịch tiết hô hấp hoặc giọt nhỏ chất tiết trong không khí do hắt hơi, ho hoặc thở bắn ra. Virut sẽ xâm nhập cơ thể gây cảm lạnh ở trẻ nhỏ, sau vài ngày mắc bệnh trẻ bất ngờ bị ho nhiều.

Khi nào cần đưa trẻ bị viêm tắc thanh quản đến bệnh viện?

Virut xâm nhập và gây viêm tắc thanh quản ở trẻ nhỏ

Bệnh viêm tắc thanh quản (viêm thanh quản cấp do virut) chính là hiện tượng viêm thanh quản và đường hô hấp ngay phía dưới của thanh quản. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi do đường thở hẹp và lại dễ bị hẹp hơn khi viêm sưng. Tuy nhiên người lớn cũng có thể bị cảm lạnh và bị viêm thanh quản nhưng không bị tắc. Bệnh viêm tắc thanh quản thường trở nặng vào ban đêm và có thể kéo dài khoảng 5–7 đêm. Viêm tắc thanh quản tái phát gọi là viêm tắc thanh quản co thắt. Bệnh nặng nhất ở trẻ dưới 3 tuổi, trong đó trẻ hay bị viêm tắc thanh quản nhất là khoảng thời gian từ 18 tháng. Theo thống kê, có khoảng 5% trẻ bị viêm tắc thanh quản trong năm 2 tuổi. Trẻ trai dễ bị nhiễm khuẩn và mắc bệnh nặng hơn so với trẻ gái.

Các dấu hiệu khác của bệnh viêm tắc thanh quản

Bệnh viêm tắc thanh quản thường có biểu hiện giống bị cảm lạnh, bị chảy nước mũi, ngạt mũi. Nếu trẻ nhỏ bị cảm lạnh rồi khản tiếng là chuẩn bị tiến triển sang viêm tắc thanh quản vào ban đêm. Dấu hiệu đặc biệt của viêm tắc thanh quản là tiếng ho to và rất khàn. Tiếng ho khan và không có chất tiết.

Những cơn ho thường sẽ kéo dài khoảng 1 giờ nhưng cũng có khi biến chuyển từ nhẹ sang nặng suốt đêm. Hầu hết những trẻ bị viêm tắc thanh quản bị ho ít nhất vài đêm trước khi khỏi bệnh. Kèm theo ho còn có các triệu chứng như: thở rít khi hít vào, khó thở nhẹ hoặc vừa. Trẻ bị sốt nhẹ, đau họng, giọng nói khàn, nhất là đau sau cơn ho, tức ngực do ho nhiều. Thông thường khó thở chỉ ở mức độ nhẹ hoặc vừa, nên khi gặp trẻ khó thở nặng cần nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Khi nào cần đưa trẻ bị viêm tắc thanh quản đến bệnh viện?

Cần đưa trẻ bị viêm tắc thanh quản đến bệnh viện điều trị

Đa số những trường hợp mắc bệnh viêm tắc thanh quản không đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, nếu như trẻ bị viêm tắc thanh quản nặng thì cần phải được cấp cứu ngay. Viêm tắc thanh quản nặng thường biểu hiện là trẻ thở rít, âm lượng cao khi hít vào với tiếng khò khè ở cổ họng.

Các trường hợp thở khò khè có thể tiến triển bệnh nặng hơn và tắc đường thở với các triệu chứng như : khó thở tăng, chảy rãi hoặc nuốt khó do đau họng, da vùng quanh mũi và miệng xanh hoặc sẫm màu, ho nặng hơn. Nếu như thấy trẻ bị tím hoặc xanh môi và miệng phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện khám.

Đề phòng biến chứng do viêm tắc thanh quản

Bạn cần theo dõi để phát hiện sớm biến chứng của bệnh. Điều đáng lo nhất đối với viêm tắc thanh quản chính là trẻ bị khó thở nặng. Bệnh viêm tắc thanh quản rất nặng có thể gây viêm sưng và tắc đường thở làm đe dọa tính mạng của trẻ. Các biến chứng khác là nhiễm khuẩn tai và viêm phổi, vì virut gây viêm tắc thanh quản có thể lan vào phổi hoặc lên mũi và tai gây bệnh.

Xem thêm:

  • Điều trị viêm tắc thanh quản tại nhà cho bé
  • Cách điều trị viêm thanh quản mãn tính hiệu quả

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!