Khi trẻ mọc răng nanh cần lưu ý gì?

Chăm Sóc Bé - 11/24/2024

Răng nanh cũng như những răng khác là phần không thể thiếu. Tùy vào thể chất từng trẻ mà răng nanh có thể mọc đúng trình tự, mọc sớm hay muộn hơn so với những răng khác. Dù vậy nó cũng không ảnh hưởng nhiều và không có quá nhiều vấn đề khi trẻ mọc răng nanh sớm hay muộn.

Răng nanh cũng như những răng khác là phần không thể thiếu. Tùy vào thể chất từng trẻ mà răng nanh có thể mọc đúng trình tự, mọc sớm hay muộn hơn so với những răng khác. Dù vậy nó cũng không ảnh hưởng nhiều và không có quá nhiều vấn đề khi trẻ mọc răng nanh sớm hay muộn.

Trẻ mọc răng nanh khi nào?

Theo đúng trình tự thì sau khi trẻ mọc hết răng cửa sẽ đến mọc răng nanh. Thông thường khoảng từ 16 – 22 tháng tuổi răng nanh của trẻ sẽ mọc, và răng nanh ở hàm trên sẽ mọc trước rồi mới đến hàm dưới, nhưng cũng có nhiều trường hợp cả 4 răng nanh cùng mọc.

Bên cạnh đó có một số trường hợp ngoại lệ, răng nanh của trẻ mọc trước răng cửa, có thể trẻ mọc răng nanh từ tháng thứ 2, 3, 4... Các chuyên gia cho rằng hiện tượng này là do cơ địa của trẻ cứ không hẳn là bất thường. Mọc răng nào cũng không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ, điều này chỉ ảnh hưởng khi bé ti sữa mà thôi.

Khi trẻ mọc răng nanh cần lưu ý gì?

Dấu hiệu mọc răng nanh thường gặp ở trẻ?

Dù mọc răng nào thì trẻ cũng sẽ gặp các biểu hiện mà mẹ có thể dễ dàng nhận biết được nếu quan sát và để ý kỹ đến sự phát triển, sự thay đổi của trẻ.

Chảy nhiều dãi, có nhiều nốt mẩn đỏ xung quanh miệng

Giống như mọc răng cửa, khi mọc răng nanh, bé thường chảy rất nhiều dãi, chính vì vậy mà khiến vùng xung quanh miệng, cằm của bé có xuất hiện các nốt mẩn đỏ.

Sưng tấy lợi

Thông thường trước khi răng mọc, chân răng sẽ nhú lên, trắng, tấy đỏ, đau khi mẹ sờ tay vào có thể thấy cứng và nhận biết được, khi đó trẻ sẽ khó chịu.

Quấy khóc

Do lợi bị sưng, đau nên khi đó trẻ sẽ quấy khóc, khó chịu thường xuyên kể cả ban đêm, sự khó chịu có thể khiến bé khó ngủ.

Sốt

Không phải trẻ nào khi mọc răng cũng gặp phải hiện tượng sốt, tuy nhiên có rất nhiều trẻ bị sốt nhẹ, có trẻ còn bị sốt cao.

Đi tướt

Cũng giống như sốt, đi tướt có thể gặp ở trẻ mọc răng nanh nhưng cũng có trẻ không. Với những trẻ bị đi tướt do mọc răng, thường đi ngoài lỏng phân từ 3 – 5 lần một ngày.

Khi trẻ mọc răng nanh cần lưu ý gì?

Trẻ mọc răng nanh cần lưu ý gì?

Với các biểu hiện khi trẻ mọc răng nanhcó nhiều mẹ không biết tưởng con bị bệnh gì, xử lý không đúng có thể khiến tình trạng của trẻ tồi tệ hơn. Do đó khi trẻ mọc răng cần lưu ý những điều sau:

  • Khi trẻ chảy nhiều dãi cần dùng khăn lau nhẹ nhàng cho trẻ, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với đồ chơi vì khi đó, dãi có thể dính vào đồ chơi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

  • Khi bé bị sưng lợi, biếng ăn mẹ có thể chườm lạnh để giảm sưng đau cho trẻ, bên cạnh đó mẹ cũng cần sử dụng đồ gặm nướu chuyên dụng, đồ ăn cho trẻ dễ tiêu, dễ nuốt mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Mẹ có thể luộc một số loại rau củ để lạnh cho bé gặm vừa giảm tình trạng ngứa lợi lại giúp giảm sưng đau cho trẻ.

  • Khi bé sốt mẹ cần thay quần áo, cho trẻ mặc đồ thoải mái, để trẻ ở nới thoáng mát. Trường hợp bé sốt cao mẹ nên mua thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, thường xuyên chú ý đo thân nhiệt cho trẻ để tránh biến chứng có thể xảy ra.

  • Khi bé đi tướt cần cho trẻ uống nhiều nước để bù đi lượng nước đã mất. Mẹ cũng có thể bổ sung thêm nước hoa quả để cung cấp vitamin, khoáng chất.

Thông thường, các biểu hiện khó chịu khi mọc răng chỉ duy trì 3 – 4 ngày là hết, do đó mẹ cần lưu ý. trong trường hợp các triệu chứng trên kéo dài hơn thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sơ ý tê,s bệnh viện để kiểm tra.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!