Khó tránh bệnh đường hô hấp khi làm giáo viên

Cần biết - 11/24/2024

Hầu hết giáo viên đều gặp các vấn đề về bệnh đường hô hấp do phải nói nhiều và tiếp xúc với bụi phấn.

Với nhà giáo, giọng nói được xem như một công cụ lao động quan trọng. Tuy nhiên việc phải nói quá nhiều dẫn đến nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp.

Viêm mũi dị ứng

Đây là một bệnh lý ngày càng phổ biến. Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh viêm mũi dị ứng đã tăng gấp đôi trong hơn 2 thập kỷ qua. Việt Nam cũng nằm trong số các nước có tình trạng viêm mũi dị ứng gia tăng. Những người làm nghề giáo có nguy cơ mắc bệnh này khá cao.

Hằng ngày, giáo viên phải tiếp xúc với bụi phấn liên tục. Khi nhận thấy chất lạ xâm nhập, cơ thể sẽ sản sinh các kháng thể chống lại, phản ứng giữa chúng tạo ra chất histamin - một chất gây ra viêm mũi dị ứng. Bệnh này rất khó chữa và gây ra những khó chịu cho người bệnh.

Khó tránh bệnh đường hô hấp khi làm giáo viên

Giáo viên phải đối mặt với nhiều bệnh hô hấp (Ảnh minh họa: Internet)

Viêm xoang

Giáo viên thường xuyên hít phải bụi phấn, việc này dễ khiến mũi bạn tích tụ một lượng bụi phấn lớn ở các xoang gây nên viêm xoang. Bệnh thường gây đau đầu, sốt nhẹ, đôi khi bị sốt cao, nhất là ở trẻ em. Các nhà nghiên cứu chỉ ra 25% bệnh nhân sốt bởi viêm xoang cấp. Vùng mặt trở nên nhạy cảm, cơn đau đến từng đợt. Một số người hay choáng đầu khi nghiêng về phía trước.

Ngoài ra bệnh còn gây đau ở những vùng xung quanh. Viêm xoang lâu ngày, người bệnh  gặp khó khăn trong ăn uống, ngủ nghỉ, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bệnh viêm xoang nếu được điều trị kịp thời cũng như bệnh nhân tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ có thể cải thiện được tình trạng, thậm chí dứt điểm bệnh. Vì thế nếu có những dấu hiệu nghi bị viêm xoang, bạn nên đến gặp bác sỹ sớm nhất.

Hen suyễn

Bụi phấn tiếp tục là một thủ phạm gây bệnh hen suyễn. Người bệnh nhạy cảm với thời tiết, dễ bị cảm lạnh, nghẹt mũi. Bệnh kéo dài khoảng 10-15 ngày sau đó bình phục dần. Ngoài ra, bệnh cũng khiến bạn khó thở, mệt nhọc khi hít phải bụi phấn. Hen suyễn là căn bệnh có xu hướng lặp lại nhiều lần gây khó khăn cho người bệnh.

Viêm họng

Giáo viên là người thường xuyên nói nên dễ bị viêm họng hơn người thường. Một số nghiên cứu cho thấy người nói nhiều nhất trong ngày là giáo viên, chỉ sau trẻ em 3 - 4 tuổi. Do vậy, với mấy chục năm tuổi nghề, không ai có thể nói nhiều hơn giáo viên. Nói nhiều khiến họng bị cọ xát mạnh gây đau rát, nói không thành tiếng. Lâu ngày, bệnh viêm họng có thể biến chứng sang viêm họng hạt, viêm họng mãn tính… khá nguy hiểm.

Khó tránh bệnh đường hô hấp khi làm giáo viên

Ý nghĩa của công việc giúp các thầy cô vượt qua mọi khó khăn (Ảnh minh họa: Internet)

Viêm thanh quản

Với một nghề nói nhiều như nghề giáo, dây thanh của họ thường phải làm việc quá mức dễ bị tổn thương. Việc này có thể là nguyên nhân gây viêm thanh quản. Bệnh gây ra tình trạng khàn tiếng, đau họng. Giai đoạn đầu, người bệnh khó nói to, nói dễ hụt hơi, cổ họng thấy vướng vừa ngứa. Để bệnh ủ lâu dài, bệnh có thể thành mãn tính, biến chứng sang viêm thanh quản quá phát hoặc hạt xơ thanh quản.

Biện pháp

Nhiều nhà giáo mắc bệnh nặng về đường hô hấp phải chấp nhận chuyển nghề để đảm bảo sức khoẻ. Vì thế, để ngăn ngừa những căn bệnh này biến chứng, giáo viên nên có biện pháp bảo vệ giọng nói. Các thầy cô nên điều chỉnh giọng nói khi giảng, nói từ từ, biết thư giãn sau một thời gian giảng dạy dài. Hét to là việc không cần thiết, đặc biệt khi thấy họng đau, mệt mỏi, hạn chế sử dụng phấn khi bị dị ứng.

Giáo viên nên có những bài tập tăng cường sự dẻo dai của hệ hô hấp, có thể tự chế những sản phẩm giữ họng như chanh muối, gừng pha mật ong. Khi xuất hiện những triệu chứng bệnh về hô hấp nên có biện pháp điều trị kịp thời.

>> Xem thêm: Nghề giáo và những bệnh nghề nghiệp thường gặp

Thanh Nguyên

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!