Hầu hết người chết trong hỏa hoạn do hít khói chứ không phải bị bỏng. Khói dễ dàng phát tán, dẫn đến mất phương hướng, khó nhìn nên nạn nhân càng khó thoát ra ngoài. Các vật liệu tổng hợp được sử dụng phổ biến ngày nay làm khói thêm độc vì giải phóng các chất nguy hiểm. Thêm vào đó, tổn thương ở phổi và đường hô hấp do hít phải khí độc đôi khi chỉ xuất hiện sau 24-36 giờ tiếp xúc khiến nạn nhân chủ quan, không kịp xử lý.
Khói có thể gây ngạt và tử vong (Ảnh: fireco.uk.)
Theo Hiệp hội Chống Hỏa hoạn Quốc gia Mỹ, khói trong đám cháy gây chết người vì chứa những thành phần sau:
- Các hạt nhỏ không bị đốt cháy, bị đốt cháy một phần hoặc hoàn toàn rất nhỏ đến mức vượt qua bộ lọc của hệ hô hấp để tới phổi. Một số hạt rất độc trong khi những loại khác gây khó chịu cho mắt và hệ tiêu hóa.
- Các loại hơi giống sương mù đầu độc cơ thể nếu được hít hoặc thấm qua da.
- Các loại khí độc mà phổ biến nhất là carbon monoxide (CO) khiến cơ thể thiếu hụt oxy, làm tổn thương hệ thần kinh, đẩy nạn nhân vào trạng thái hôn mê, bất tỉnh hoặc nặng hơn là tử vong. Chỉ 0,1% CO trong không khí cũng gây nguy hiểm cho tính mạng. Ngoài ra, hidro xyanua xuất hiện khi nhựa bị đốt cản trở tế bào hô hấp. Đồ gia dụng sử dụng vật liệu vinyl nếu cháy sinh ra phosgene; ở mức độ thấp gây ngứa mắt, viêm họng còn ở mức độ cao gây sưng phổi, tử vong.
Ngoài khói độc, đám cháy giảm oxy trong không khí bằng cách tiêu thụ oxy hoặc thay thế nó với loại khí khác. Oxy xuống dưới nồng độ tiêu chuẩn 21% dẫn đến những tác hại như sau:
Nhiệt cũng là mối đe dọa hệ đến hô hấp. Không khí đạt đến độ nóng nhất định đủ khả năng giết người chỉ bằng một hơi thở.
Để tránh nguy cơ tử vong do khói, trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, bạn hãy nhanh chóng thoát ra bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi rồi di chuyển đến nơi không khí trong lành và kiểm tra hô hấp để kịp thời can thiệp. Chú ý các dấu hiệu như khàn tiếng, thay đổi giọng nói, thở gấp, đờm đen bởi chúng cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng. Nạn nhân bị ngạt thở cần được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức.
>> Xem thêm: Để sống sót khỏi hỏa hoạn, điều cần là...
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!