Bệnh ghẻ là một căn bệnh ngoài da gây nên tình trạng ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Tuy không phải căn bệnh quá nguy hiểm nhưng bệnh ghẻ lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Trị ghẻ bằng lá xoan là một trong những biện pháp chữa bệnh dân gian được khá nhiều người tin dùng. Vậy thực sự thì trị ghẻ ngứa bằng lá xoan có tốt không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây của Lily & WeCare.
Bệnh ghẻ là gì?
Bệnh ghẻ là một căn bệnh ngoài da do một loại rệp nhỏ sarcoptes scabiei gây ra. Loại rệp này thường kí sinh trong môi trường nước bị ô nhiễm. Sau khi bám vào cơ thể vật chủ, rệp sẽ chui sâu vào trong da để đẻ trứng, làm cho vùng da đó bị ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng ngứa xảy ra nhiều về đêm. Bệnh ghẻ nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những vết loét và nhiễm trùng da do người bệnh có thói quen hay gãi ngứa liên tục.
Bệnh ghẻ là một bệnh truyền nhiễm, người bình thường có thể bị lây bệnh nếu tiếp xúc với người hay vật nuôi bị ghẻ. Đa số các trường hợp lây bệnh đều là do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh kể cả việc quan hệ tình dục.
Ngoài các loại thuốc Tây Y, cách biện pháp chữa bệnh dân gian cũng được nhiều người bệnh áp dụng. Trong đó có thể kể đến phương pháp trị ghẻ bằng lá xoan.
Triệu chứng của bệnh ghẻ
Sau khi tiếp xúc với rệp ghẻ, bệnh nhân sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đầu tiên sau sáu tuần. Nếu đã từng mắc bệnh, các triệu chứng có thể đến sớm hơn, chỉ trong vòng một vài ngày sau khi tiếp xúc với môi trường nhiễm bệnh. Các triệu chứng thường gặp của những người bị ghẻ bao gồm:
- Ngứa dữ dội và phát ban tại vị trí bị ghẻ, thông thường là ở kẽ bàn tay và bàn chân, những nơi thường xuyên tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm. Sau đó, bệnh sẽ nhanh chóng lan ra toàn thân.
- Các cơn ngứa thường rất dữ dội, đặc biệt thường gây cho người bệnh cảm giác khó chịu nhất vào ban đêm.
- Người bệnh thấy xuất hiện những dấu vết nhỏ, ngoằn ngoèo do ghẻ cái đẻ trứng và làm tổ trên da.
- Sau một thời gian sẽ thấy có những mụn nước nhỏ nhạt màu.
- Nếu bị ghẻ đóng vảy, trên da sẽ xuất hiện lớp vỏ dày trong đó chứa rất nhiều những ấu trùng ve và trứng chưa nở.
- Lớp vảy thường có màu xám, dày và sẽ bị vỡ ra khi người bệnh gãi.
Trị ghẻ bằng lá xoan có tốt không?
Chữa ghẻ bằng lá xoan là một phương pháp chữa bệnh dân gian được khá nhiều người sử dụng. Cây xoan là một loại cây quen thuộc được trồng khá nhiều tại Việt Nam. Vì vậy bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và sử dụng loại cây này để chữa ghẻ ngay tại nhà. Cách chữa này có tính an toàn cao, không tốn kém nên người bệnh có thể sử dụng trong thời gian dài.
Trong y học cổ truyền, lá xoan có vị đắng, tính mát, hậu ngọt và có độc. Với đặc tính sát khuẩn và diệt trùng cao, lá cây xoan thường dùng để đặc trị chữa các bệnh ngoài da hiệu quả. Cả vỏ và lá cây xoan đều có khả năng chữa ghẻ rất tốt. Các tinh chất có trong lá và vỏ cây xoan có tác dụng làm sạch, sát trùng các vết thương do bệnh ghẻ gây nên, thẩm thấu sâu dưới lớp biểu bì giúp phục hồi và tái tạo da như ban đầu.
Những cách chữa ghẻ bằng lá xoan mà bạn cần biết
Cách 1
Nguyên liệu: một nắm lá xoan tươi
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá xoan sau đó cho vào một nồi nước đun sôi trong vòng 5 phút.
- Sau đó đổ nước này vào thau và pha thêm với một ít nước lạnh vừa đủ ấm để tắm hằng ngày.
- Trong quá trình tắm, bạn hãy dùng một chiếc khăn mềm sạch để thấm nước lá xoan và thoa đều lên các chỗ bị ghẻ.
Cách 2
Nguyên liệu: lá xoan tươi, lá cây ngủ ngày, lá cây sa sã, lá bông mỗi loại lấy theo tỷ lệ bằng nhau.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả các loại lá trên rồi vò nát.
- Cho vào nồi đun với khoảng 3 lít nước, đun sôi trong khoảng 10 phút.
- Sau đó dùng để tắm và bôi lên các vùng da bị ghẻ.
Lưu ý, khi sử dụng lá xoan hoặc vỏ xoan để chữa bệnh ghẻ, bệnh nhân chỉ nên sử dụng để tắm hoặc bôi ngoài da chứ không được dùng để uống. Bởi trong lá xoan và vỏ xoan đều có tính độc, nếu uống nước nấu từ loại cây này sẽ khiến người bệnh bị ngộ độc.
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp chữa bệnh ghẻ bằng lá xoan, bệnh nên cũng nên chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ thường xuyên, tránh tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm để có thể nhanh đẩy lùi được bệnh.
Phương Hoa
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!