Bác sĩ Huy Tuấn, trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội, cho biết, tại đây bác sĩ tiếp xúc với rất nhiều đối tượng bệnh đến thăm khám, bệnh lây truyền qua đường tình dục, căn bệnh ảnh hưởng khá lớn đến khả năng sinh sản của các cặp vợ chồng.
Ngoài đối tượng trẻ chiếm số lượng nhiều, người có tuổi cao cũng đến khám vì cơ thể xuất hiện nhiều cục u nhú. Ví dụ như trường hợp, một phụ nữ tầm 60 tuổi đến trung tâm khám và điều trị bệnh sùi mào gà. Điểm đặc biệt, người phụ nữ này hơn 10 năm nay không còn quan hệ tình dục, sinh hoạt lành mạnh, không tiếp xúc với bất kì tệ nạn nào nhưng bị mọc u nhú ở bộ phận sinh dục.
Qua thăm khám, bác sĩ kết luận người phụ nữ đó bị sùi mào gà. Vậy nguyên nhân, lý do bị nhiễm virus HPV và người bệnh cần phải làm các loại xét nghiệm nào để biết chủng virus HPV có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung không? Phương pháp điều trị bệnh này thế nào và liệu có khỏi hoàn toàn không? Đó là những câu hỏi phổ biến của bệnh nhân khi đến khám tại đây.
Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ảnh minh họa.
Con đường lây nhiễm sùi mào gà
BS. Lê Huy Tuấn-Chuyên khoa Sản-Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội cho biết:
Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus Human Papova (HPV) gây ra. Bệnh xuất hiện và gây hại trực tiếp lên cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ. Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà là do virus Human Papova (HPV). Virus này thuộc nhóm virus DNA, có tính năng độc lập, chúng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh thông qua niêm mạc da. Sùi mào gà chủ yếu lây truyền qua 4 con đường sau:
- Qua đường tình dục:
Đây là con đường trực tiếp và chủ yếu dẫn tới nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà. Những người có quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ qua đường miệng, hậu môn với người đang nhiễm virus sùi mào gà đều dễ bị lây bệnh.
- Qua tiếp xúc:
Những người có sức đề kháng yếu có thể lây bệnh qua việc tiếp xúc với các đồ dùng hằng ngày có chứa virus sùi mào gà.
- Lây truyền từ mẹ sang con:
Người mẹ bị sùi mào gà khi sinh nở bằng đường âm đạo dễ lây nhiễm bệnh sang con.
- Lây nhiễm qua đường máu:
Truyền và sử dụng máu của người bệnh, dùng chung bơm kim tiêm.
Xét nghiệm khả năng lây nhiễm HPV
Để biết chính xác khả năng lây nhiễm HPV, có thể làm các xét nghiệm sau để xác định bệnh sùi mào gà, các xét nghiệm này sẽ do bác sỹ chỉ định.
Xét nghiệm máu nhằm phát hiện ra bệnh sùi mào gà mà còn phát hiện ra những bệnh xã hội khác.
Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm: lấy mẫu bệnh phẩm của người bệnh để xét nghiệm tìm virut .
Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện xem chúng có chứa vi khuẩn sùi mào gà hay không.
Điều trị bệnh
Điều trị bệnh này cần đến bệnh viện chuyên khoa da liễu khi đó bác sỹ căn cứ vào kết quả khám mới có phác đồ điều trị cụ thể được, về cơ bản sẽ là đốt sùi mào gà, dùng thuốc bôi tạc chỗ và thuốc uống. Nếu điều trị không khỏi bệnh sẽ tái phát và không có chu kỳ bệnh.
Tuy nhiên có rất nhiều chủng virut khác nhau có thể gây u nhú (sùi mào gà, có khoảng 100 loại) vì thế có thể lúc này bạn bị loại này sau đó có miễn dịch nhưng thời điểm sau lại nhiễm chủng khác và lúc đó lại bị xuất hiện u nhú . Bệnh này nếu điều trị đúng có thể khỏi hoàn toàn.
Người mắc sùi mào gà cần lưu ý khi sử dụng đồ dùng cá nhân cũng như quần áo cần riêng rẽ tránh tiếp xúc như giặt chung chậu, máy giặt, dùng chung quần áo, khăn…vv để tránh lây nhiễm.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!