Một người mẹ hỏi: 'Bé 2 tháng tuổi nhà tôi bú mẹ liên tục. Dường như lúc nào bé cũng đói. Tôi có nên pha thêm bột ăn dặm vào sữa bình cho bé?'.
Chuyên gia dinh dưỡng trẻ em Sarah Schenker (người Mỹ) giải đáp thắc mắc này:
Nếu bạn làm mẹ lần đầu tiên thì việc lo lắng bé luôn bị đói là điều tự nhiên. Tuy vậy, bạn hãy yên tâm rằng, dù bé có vẻ luôn đói nhưng sữa mẹ là đủ cho bé giai đoạn dưới 6 tháng tuổi, nhất là từ 2-3 tháng tuổi.
Cho thức ăn vào sữa ở thời điểm này có thể gây hại cho sức khỏe của bé. Ở giai đoạn 2 tháng, ruột và thận của bé chưa đủ trưởng thành và không thể tiêu hóa được thức ăn gì, ngoài sữa.
Ngoài ra, hệ miễn dịch của bé còn yếu nên chưa thể đối phó với những chất mới (có trong thức ăn) được đưa vào cơ thể. Bột ăn dặm có thể chứa gluten-chất có hại cho bé dưới 6 tháng tuổi.
Ảnh minh họa: Internet
Tất nhiên, nhiều bác sĩ khuyến cáo cha mẹ có thể bắt đầu cho con ăn dặm trước 6 tháng tuổi. Trường hợp này, có thể bắt đầu cho bé thử thức ăn dặm vào cuối tháng thứ 4 (tuần thứ 17). Bé ăn dặm là thời điểm bé có thể ngồi lên và nuốt dễ dàng.
Dưới đây là một số cách đáp ứng nhu cầu cho bé ham ăn mà chưa cần đến thức ăn dặm:
- Cho bé bú thêm hàng ngày.
- Với bé dùng sữa công thức, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc thử một loại sữa công thức khác. Bé có thể sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo, sử dụng sữa công thức gốc casein (casein-based formula), thay vì sữa gốc whey (whey-based milk) như giai đoạn trước. Điều này đôi khi được gọi là sữa cho bé háu đói.
- Em bé của bạn có thể đang bước vào giai đoạn ham ăn. Điều này thường xảy ra với bé 2-3 tháng tuổi và 6 tháng tuổi. Đừng lo vì bé sẽ sớm ổn định trở lại.
- Bé có vẻ muốn ti mẹ nhưng thực ra chỉ muốn được mẹ ôm và ngậm ti mẹ để thấy thoải mái và bình tĩnh. Khi bạn có kinh nghiệm làm mẹ, bạn sẽ biết khi nào bé khóc vì đói hoặc khi nào bé khóc vì khó chịu.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!