Kỹ năng giúp trẻ không đuối nước

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Khi cứu người đuối nước, bạn cần thực hiện một số kỹ năng cơ bản để bảo vệ tính mạng cho người bị nạn và cho chính mình.

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mỗi năm ở nước ta có từ 3500 - 4000 trẻ em tử vong do đuối nước. Đồng thời, Việt Nam cũng là quốc gia đứng đầu Đông Nam Á về số người chết đuối.

Qua con số trên một lần nữa cho chúng ta thấy rằng: Ngoài việc cho trẻ học bơi, cha mẹ cũng cần trang bị cho con những kỹ năng bảo vệ tính mạng và cứu người khi đi bơi. Sau đây, sẽ là một số nguyên tắc cơ bản giúp cứu người đuối nước an toàn mà các bậc phụ huynh nên biết.

Kỹ năng giúp trẻ không đuối nước

Hè đến là thời điểm nhiều trẻ em tìm đến sông suối để tắm, đó chính là nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước. (Ảnh minh họa: Internet)

Tìm kiếm vật dụng cần thiết

Khi cứu người bị đuối nước nên có áo phao hoặc nếu không bạn nhìn quanh xem có thứ gì có thể khiến bạn nổi lên được như cây gỗ, sào tre, một tấm ván nhẹ,.. Chính những vật dụng này sẽ giúp bạn những lúc đuối sức.

Ngoài ra, bạn có thể cố gắng tìm một sợi dây, nên là dây thừng, quăng xuống cho nạn nhân và làm sao để họ có thể bắt lấy. Bạn nên cột một vật gì đó vào dây để quăng chính xác hơn. Nếu nạn nhân xa tầm quăng của dây thì bạn có thể bơi ra cứu nạn nhân. Nếu không có dây, có thể kiếm một đoạn cây hoặc xào đưa ra xa để nạn nhân bám vào.

Lưu ý là buộc một sợi dây thừng quanh eo người cứu hộ, chừa một đoạn dài và có người trên bờ giữ đầu dây còn lại hoặc cột dây vào cây cối hay cọc neo nào đó để giữ dây. Khi bơi ra đến gần nạn nhân, đưa đầu dây đã thừa ra cho họ. Tuyệt đối không trực tiếp ôm nạn nhân hay để nạn nhận bám víu vào người có thể khiến bạn bị chìm theo do đuối sức.

Kỹ năng sống sót khi bị chìm

Nếu trong lúc cứu người, không may bạn gặp sự cố mà chìm xuống thì bạn cần có kỹ năng để thoát nạn. Khi mới chìm xuống, bạn ngay lập tức hãy nhắm mắt nín thở, bịt mũi cho người nổi lên để khỏi bị tràn nước vào phổi. Sau đó, dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước để đẩy đầu nhô khỏi mặt nước.

Bạn không nên cố vùng vẫy, hãy thả lỏng người, bình tĩnh và nín thở để cơ thể nổi lên. Không chủ quan việc mình biết bơi nên có thể sống sót. Bạn phải nhớ rằng, khi bị đuối sức, cơ thể bạn sẽ nặng hơn, việc vùng vẫy sẽ chỉ làm nước nhanh chóng nhấn chìm bạn.

Kỹ năng giúp trẻ không đuối nước

Thay vì vũng vẫy hay nín thở để cơ thể tự nổi lên. (Ảnh minh họa: Internet)

Tìm sự giúp đỡ của người xung quanh

Khi bạn cảm thấy đuối sức, thấy nguy hiểm có thể xảy ra, bạn hãy kêu gọi mọi người, tìm kiếm sự giúp đỡ. Thêm một người sẽ tăng thêm một phần cơ hội cứu người. Bạn không nên quá tự tin vào sức khỏe của mình. Trong nhiều trường hợp, sức khỏe chỉ là một phần, cứu người và bảo vệ mình thành công hay không, quan trọng là kinh nghiệm sống để khống chế rủi ro.

Sơ cứu người bị đuối nước

Sau khi bạn và nạn nhân ra khỏi nước an toàn, bạn nên nhanh chóng thực hiện các biện pháp sơ cứu cơ bản. Nếu nạn nhân ngưng thở, bạn làm hô hấp nhân tạo bằng cách thổi ngạt qua miệng hoặc thổi ngạt và xoa bóp tim; ép tim để cấp cứu cho nạn nhân.

Nếu trời đang lạnh, bạn phải cởi bỏ hết quần áo của nạn nhân, bọc nạn nhân trong chăn và theo dõi thân nhiệt của họ. Khi nạn nhân tỉnh lại hãy thay quần áo khô cho họ, dùng chăn để ủ ấm, cho họ uống trà nóng là tốt nhất. Để cho an toàn, nên đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra sức khỏe.

Tóm lại, khi phát hiện người bị đuối nước cần tìm cách đưa họ ra khỏi nước bằng một vật trung gian, không tiếp xúc trực tiếp tránh bị nạn nhân kéo mình gây nguy hiểm. Nếu bị đuối sức cần thực hiện kỹ năng tự cứu mình hoặc tìm kiếm sự hỗi trợ từ những người khác để cứu được nạn nhân và bản thân được an toàn.

Hồng Nam

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!