Lá xoan (hay còn gọi là lá sầu đâu, lá xoan ăn gỏi, xoan sầu đâu...) từ lâu được coi là vị thuốc quý trong dân gian để chữa rất nhiều bệnh như: tiêu chảy, tiểu đường, sốt rét... nhất là những bệnh về da, trong đó có mụn trứng cá. Lily & WeCare sẽ giới thiệu tới độc giả những công dụng trị mụn của lá xoan cực hữu hiệu mà ít người biết đến như dưới đây.
Cách phân biệt cây xoan
Cây xoan là tên gọi không hề xa lạ với người Việt Nam, thế nhưng chúng lại có nhiều chủng loại khác nhau. Loại xoan có tác dụng trị mụn có tên gọi là cây sầu đâu, xoan Ấn Độ, cây neem, xoan sầu đâu... Loại cây này đã được sử dụng từ hơn 4000 năm trước tại Ấn Độ. Cây rất dễ trồng, sức sống mãnh liệt và phát triển tốt ở những vùng có nhiệt độ cao. Năm 1981, cây sầu đâu được trồng nhiều tại Ninh Thuận – Việt Nam và có tên gọi là cây xoan. Đến nay, nó đã trở thành loại cây quen thuộc và được trồng nhiều ở các tỉnh thành khác nhau như: Kiên Giang, An Giang, Ninh Thuận...
Theo kinh nghiệm của dân gian, cây xoan không chỉ dùng để ăn gỏi mà còn để làm thuốc chữa nhiều bệnh bằng cách sắc thuốc từ vở cây để làm thuốc chống sốt rét, chữa bệnh ngoài da như: lở loét, mụn nhọt, ezema... hoặc làm thuốc để tẩy giun. Đặc biệt, công dụng trị mụn của lá xoan lại cực kì hiệu quả. Tuy nhiên, do trùng tên gọi nên loại xoan Ấn Độ này dễ bị nhầm lẫn với xoan ta. Trên thực tế thì chúng có sự phân biệt như sau:
Cây xoan Ấn Độ là nguồn dược liệu quý và nó có thể ăn được. Loại cây này không có độc tố, khác hẳn cây xoan ta cả về hình dáng lẫn tác dụng. Cây xoan ta thì có lá màu xanh, hoa màu trắng, các bộ phận của cây đều có chứa độc tố, nhất là phần lá và quả, mép lá có răng cưa và tất cả các bộ phận của cây đều được dùng để làm thuốc.
Theo Đông y, cây xoan Ấn Độ có vị đắng, tính mát nên có thể ăn được và làm thuốc quý. Người Ấn Độ từ xa xưa đã sử dụng lá của loại cây này làm thuốc để chữa bệnh như: chống viêm, hạ đường huyết, chống lại ung thư, kháng nấm, kháng khuẩn, chữa sốt rét... Ngoài ra, lá cây này còn có tác dụng chống oxy hóa, kháng tác nhân gây đột biến gen hoặc ung thư...
Công dụng trị mụn của lá xoan rất thần kỳ
Các nhà nghiên cứu cho biết, dịch chiết xuất từ lá cây dâu Ấn Độ có hiệu quả điều trị nhiều bệnh ngoài da, trong đó có mụn trứng cá. Nó có tác dụng diệt trùng gây mụn, giảm viêm do bị mụn trứng cá. Ngay cả những bệnh ngoài da khác như: ngứa da đầu, gàu, da nhăn cũng có thể được chữa lành bằng loại lá cây này. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, tất cả các thành phần của cây xoan Ấn đều có tác dụng kháng khuẩn cực mạnh. Hơn nữa, xoan Ấn Độ còn chứa các hợp chất như aspirin giúp làm giảm tình trạng viêm và tấy đỏ. Hai yếu tố này là lý do chính khẳng định công dụng trị mụn của lá xoan.
Tuy chỉ là bệnh ngoài da nhưng với nhiều người, mụn trứng cá đang dần trở thành vấn đề đau đầu và nó cũng trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bạn trẻ. Khi mụn không khỏi mà liên tục mọc dày hết lớp này đến lớp khác sẽ khiến làn da trở nên sần sùi, gồ ghề, thâm, đỏ... Người bệnh mà càng nặn thì mụn sẽ lại càng sưng to, làm biến dạng da mặt. Mụn sẽ khiến cho người bị trở nên thiếu tự tin trong giao tiếp, cảm thấy lo lắng và căng thẳng.
Với công dụng đặc biệt của mình, lá xoan Ấn Độ đã trở thành nguyên liệu mà các nhà nghiên cứu dùng để chế tạo ra các sản phẩm trị mụn, kết hợp cùng với một số thành phần tự nhiên khác.
Biện pháp phòng tránh các bệnh về da thường gặp khi mang thai
Cải thiện làn da bụng nhăn nheo sau sinh bằng nguyên liệu tự nhiên
Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh là dấu hiệu bệnh gì?
Mụn kê ở trẻ sơ sinh gây nguy hiểm như thế nào?
Nên sử dụng bỉm hay tã giấy cho trẻ 1 tháng tuổi?
Ngoài trị mụn, lá xoan còn có tác dụng gì?
Ngoài công dụng trị mụn của lá xoan, người ta còn dùng lá xoan để làm những việc như sau:
- Ngăn ngừa lão hóa da: Trong lá xoan có chứa chất chống oxy hóa nên nó có thể ngăn ngừa lão hóa da, hạn chế việc hình thành nếp nhăn, loại bỏ được vết nám và tàn nhang một cách hiệu quả. Chỉ cần bôi nước ép loại lá này lên mặt, để trong 10 phút rồi rửa sạch với nước.
- Dùng để dưỡng da khô: Lá xoan Ấn Độ sẽ giúp cho chúng ta cân bằng được độ ẩm, dưỡng da mềm mịn bởi nó cực kì có lợi trong việc chăm sóc da khô. Chỉ cần trích nước ép của loại lá này, thêm vài giọt dầu hạt nho và trộn đều. Bôi dung dịch này lên mặt, chân, tay và để nó khô tự nhiên, cuối cùng là rửa sạch lại nó với nước.
Xem thêm:
- Chữa ghẻ bằng lá xoan được không?
- Tác dụng tuyệt vời của lá dâu da xoan trị bệnh da liễu
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!