Lạm dụng nhân sâm, tâm thần phân liệt

Dinh dưỡng - 11/24/2024

Nhân sâm đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai vì có thể gây sinh non hoặc dị dạng thai nhi.

Nhân sâm về bản chất là rễ của một loại cây mọc nhiều ở vùng Bắc Mỹ và Đông Á, có tác dụng chữa bệnh. Thực phẩm này rất giàu các amino a-xít, khoáng chất, vitamin B, vitamin C và vitamin E. Bên cạnh đó, nhân sâm còn chứa hàm lượng lớn các hoạt chất mà có giá trị nhất là ginsenoside, hay còn được gọi là Panax. 

Loại rễ đặc biệt này thường được sấy khô nghiền thành thành phẩm dạng bột hoặc được tá thành thuốc dạng viên nang. Nhân sâm được dùng trong y học cổ truyền từ thời cổ đại để cải thiện sức khỏe nói chung đồng thời là nguyên liệu để chữa một số bệnh. Nó được xếp vào nhóm thảo dược có chất thích ứng (adaptogen), một chất giúp cơ thể con người thích nghi với các hoàn cảnh bất lợi của môi trường, có tác dụng chữa nhiễm trùng, rụng tóc, rối loạn cương dương ở nam giới, thậm chí cả ung thư.

Tuy nhiên, thần dược này vẫn có tác dụng phụ nếu sử dụng quá nhiều.

Lạm dụng nhân sâm, tâm thần phân liệt

Dưới đây là 10 tác dụng phụ bất ngờ của nhân sâm.

1. Mất ngủ, đau đầu, buồn nôn

Đây được coi là những tác dụng phụ thường gặp nhất của nhân sâm. Những ảnh hưởng tiêu cực này tuy không quá nghiêm trọng nhưng cũng gây không ít khó chịu cho người sử dụng.

2. Các vấn đề tim mạch

Nhân sâm làm tăng nhịp tim và huyết áp, có thể làm trầm trọng tình trạng bệnh. Những đối tượng có vấn đề về tim mạch, huyết áp cao hoặc có tiền sử nhồi máu cơ tim không nên sử dụng thực phẩm này nếu không có sự cho phép từ bác sĩ.

3. Phụ nữ mang thai và cho con bú

Nhân sâm không an toàn đối với trẻ em và trẻ sơ sinh. Nếu mẹ bầu sử dụng có thể bị sinh non hoặc gây dị tật bẩm sinh. Phụ nữ cho con bú cũng tránh sử dụng vì nó có thể gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh.

Lạm dụng nhân sâm, tâm thần phân liệt

4. Hạ đường huyết

Nhân sâm làm nồng độ đường huyết giảm nghiêm trọng. Bệnh nhân bị tiểu đường đang sử dụng thuốc phải nói không với nhân sâm do nó làm giảm quá mức nồng độ đường huyết, từ đó gây tác dụng phụ nguy hiểm.

5. Viêm mạch máu

Sử dụng nhân sâm ở liều cao gây viêm mạch máu trong não, dẫn đến đột quỵ, sốt, đau đầu…

6. Ức chế đông máu

Nhân sâm gây ức chế quá trình đông máu do nó thuộc nhóm làm loãng máu và chống đông máu. Đặc biệt, thực phẩm này làm rối loạn quá trình đông máu nên những người trước phẫu thuật phải tránh để không bị chảy máu kéo dài hậu phẫu. Những người bị bệnh lý máu khó đông phải tham khảo tư vấn của dược sĩ trước khi sử dụng.

7. Dị ứng

Những người dị ứng với nhân sâm có thể bị khó thở, ngứa, phát ban, thậm chí có thể gây tử vong. Vì vậy phải hết sức thận trọng khi sử dụng.

Lạm dụng nhân sâm, tâm thần phân liệt

8. Tâm thần phân liệt

Sử dụng quá nhiều nhân sâm có thể ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh, một chất truyền thông tin từ tế bào thần kinh đến tế bào khác. Sử dụng nhân sâm với thuốc chống loạn thần có thể làm thay đổi mức độ dẫn truyền thần kinh ở những người bị tâm thần phân liệt hoặc rối loạn tâm thần khác.

9. Huyết áp

Ảnh hưởng của nhân sâm lên huyết áp vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi vì nó có thể khiến huyết áp tăng hoặc giảm. Vì thế, những người có tiền sử bệnh này nên tham khảo ý kiếm bác sĩ trước khi sử dụng.

10. Các tác dụng phụ khác

Sử dụng nhân sâm trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng máu khó đông, phù nề, rối loạn nhịp tim, các vấn đề về thị lực, gây ngứa và khô miệng, môi.

>>> Xem thêm:

Ăn rau ngót sai cách cực nguy hiểm

Nguy hiểm tiềm ẩn khi ăn mì chính

Ăn bí đao không đúng cách rất nguy hiểm

Tác dụng phụ đáng sợ của trà xanh

Ảnh minh họa: Internet

Ngọc Luyện (Stylecraze)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!