Làm gì khi trẻ bị viêm amidan liên tục

Kiến Thức Y Học - 04/29/2024

Trẻ bị viêm amidan khiến các bậc phụ huynh hết sức lo lắng và thường gặp nhất là vào những thời điểm giao mùa càng làm bệnh tái phát nhiều hơn. Vậy bé bị viêm amidan liên tục cha mẹ cần phải làm gì? Bài viết này của chúng tôi phần nào chia sẻ những lo lắng của các bậc cha mẹ về điều nói trên.

Trẻ bị viêm amidan khiến các bậc phụ huynh hết sức lo lắng và thường gặp nhất là vào những thời điểm giao mùa càng làm bệnh tái phát nhiều hơn. Vậy bé bị viêm amidan liên tục cha mẹ cần phải làm gì? Bài viết này của chúng tôi phần nào chia sẻ những lo lắng của các bậc cha mẹ về điều nói trên.

Làm gì khi trẻ bị viêm amidan liên tục

Viêm amidan (V.A) là bệnh gì?

Viêm V.A là bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở trẻ em nhỏ từ 1 - 5 tuổi. Bệnh tuy không đe dọa tính mạng nhưng hay tái phát và gây ra nhiều biến chứng. V.A, chữ viết tắt từ tiếng Pháp Vesgestation Adenoides. Việt Nam gọi là sùi vòm mũi họng. V.A có từ lúc trẻ mới sinh, bản chất là tổ chức lympho giống như amidan. Bình thường VA chỉ dày khoảng 2 - 3mm, không gây cản trở hô hấp. V.A phát triển từ 6 tháng tuổi, phát triển mạnh lúc 2 - 5 tuổi, từ 9 -10 tuổi V.A teo dần và chỉ còn dấu vết ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, ở một số người do V.A viêm kéo dài, quá phát nên vẫn còn tồn tại đến tuổi trưởng thành.

Nguyên nhân gây amidan

Do trẻ bị cảm mạo, lạnh người, sức đề kháng yếu dẫn tới bị vi khuẩn hoặc bị vi rút gây bệnh viêm họng xâm nhập gây ra amidan. Bệnh thường phổ biến vào mùa đông do tiết trời lạnh nên trẻ dễ bị viêm họng.

Bé không giữ vệ sinh sạch sẽ, tay bẩn không chịu rửa cho sạch sẽ mà lại chọc vào miệng làm cho những vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào miệng và amidan phải ra sức làm việc để loại trừ hết vi khuẩn cho nên amidan bị sưng tấy khó chịu, đau rát.

Amidan có cấu tạo nhiều khe hốc cho nên thức ăn dư ứ đọng và trở thành ổ trú ngụ của vi khuẩn. Nếu như trẻ không thường xuyên vệ sinh răng miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn ở amidan hoành hành.

Biểu hiện của bệnh

Amidan được xem là bộ phận bảo vệ vùng miệng chống lại sự xâm hại của bên ngoài. Bình thường amidan có màu trắng hồng, trơn láng nhưng nếu như khi amidan bị viêm sẽ sưng to và đau rát, khó chịu, làm cho người bệnh bị sốt. Nếu như bạn phát hiện con mình có những dấu hiệu dưới đây thì bé đang bị viêm amidan và cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra.

Triệu chứng ban đầu của một bệnh nhân bị viêm amidan là cảm thấy khó nuốt, ngay cả nuốt nước bọt cũng thấy đau, thậm chí trẻ bị mất tiếng, cơn đau này có thể kéo dài liên tục nhiều giờ.

Bé bị sốt nhẹ (khoảng 38 độ), amidan bị sưng to có những chấm trắng phủ dày lên trên, hơi thở của bé có mùi hôi.

Khi bị amidan trẻ lúc nào cũng cảm thấy miệng khô đắng, lưỡi bị trắng, niêm mạc họng đỏ và bên góc hàm có thể bị nổi hạch.

Khi bị amidan mãn tính nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tai của em bé.

Làm gì khi trẻ bị viêm amidan liên tục

Cách phòng ngừa viêm amidan cho trẻ em

Thời điểm chuyển mùa cũng là lúc bé hay bị viêm amidan nhất, chính vì vậy mà bố mẹ cần phải giữ đủ ấm cho bé để có thể an toàn trước những biến đổi của thời tiết.

Nếu như ngủ máy lạnh thì chỉ nên để nhiệt độ từ 25-28 độ và thường xuyên làm vệ sinh máy lạnh để không bị ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé. Cho bé nằm ở những nơi không quá nhiều gió, chỉ nên thông thoáng và mát mẻ là được.

Không nên cho bé ăn thức ăn mới vừa lấy ở tủ lạnh ra như kem, đá,... vì những loại này làm cho bé bị lạnh phổi, ho nhiều, không tốt cho hệ hô hấp.

Cho bé đến bệnh viện để kiểm tra amidan theo định kì của bác sĩ yêu cầu để theo dõi tình hình, nếu như cần thiết có thể cắt amidan.

Khi bé có những dấu hiệu đau họng thì bố mẹ nên theo dõi thân nhiệt của bé ngay để theo dõi tình hình, nếu như bé sốt cao và co giật thì nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và khống chế cơn sốt.

Khi bé bị sốt bố mẹ nên chườm khăn ấm cho bé, chỉ nên uống thuốc khi bác sĩ cho phép, bố mẹ nên giữ liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

Làm gì khi trẻ bị tái phát thường xuyên viêm amidan?

Việc điều trị bệnh cha mẹ nên hạn chế cho trẻ dùng nhiều thuốc tây vì sẽ gây nhờn thuốc và gây nhiều tác dụng phụ đặc biệt với trường hợp viêm amidan ở trẻ tái phát đi tái phát lại. Mẹ có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để trị bệnh cho bé, hiệu quả không mang lại tức thì, có thể kéo dài ngày hơn nhưng lại khá an toàn và hiệu quả.

Giữ đủ ấm cho con cũng như giữ vệ sinh sạch sẽ giúp con có sức đề kháng tốt hơn để chống chọi với bệnh.

Khi trẻ bị viêm amidan, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều chất lỏng, nên ăn thực phẩm mịn, tránh ăn thực phẩm khô, cứng để giảm đau. Thức ăn như súp, kem, táo xay, và gelatin là một lựa chọn tốt. Thực phẩm bảo quản lạnh, nhiều gia vị cũng nên tránh.

Nếu sử dụng các biện pháp trên mà bé vẫn không khỏi, cha mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được điều trị triệt để. Trẻ thường xuyên bị viêm amidan và thấy khó thở, thường các bác sỹ khuyên cắt bỏ chúng vì đây là phương án cuối cùng để áp dụng.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa đưa ra sẽ giúp ích cho cha mẹ trong việc phòng tránh và chữa trị V.A cho trẻ, đặc biệt là những trẻ liên tục bị bệnh. Sức khỏe tốt là vàng, vì thế hãy giúp con bạn tránh xa với mầm bệnh.

Chúc gia đình bạn sức khỏe!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!