Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, một số loại vi sinh vật sinh sôi nảy nở nhanh hơn. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải đảm bảo an toàn thực phẩm vào những ngày hè nóng nực. Cách nấu và dự trữ cần phải thay đổi một chút để thức ăn không bị ôi thiu.
Nếu như bạn không biết cách xử lý, thực phẩm sẽ bị ôi thiu rất nhanh và có thể gây hại cho sức khỏe. Trời nóng ẩm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Một chiếc tủ lạnh thực sự không thể thiếu trong mùa hè. Tốt nhất là nên chế biến thực phẩm khi còn tươi sống. Nếu không thì cần phải bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.
Tiêu chảy và nôn mửa là hai triệu chứng khi ngộ độc thực phẩm. Vì thế, tốt nhất là bạn nên bảo quản thực phẩm cẩn thận trong suốt mùa hè này.
1. Bảo quản thực phẩm
Tốt nhất là nên bảo quản trong tủ lạnh nếu bạn không muốn sử dụng ngay.
Nếu bạn không biết cách xử lý, thức ăn sẽ bị ôi thiu rất nhanh và có thể gây hại cho sức khỏe (Ảnh minh họa: Internet)
2. Rửa bát
Nên rửa bát ngay sau khi bạn ăn xong. Đây chính là một trong những bí kíp đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa hè.
3. Ăn thực phẩm nấu sẵn
Nếu như mua thực phẩm nấu sẵn thì cần bọc trong một chiếc hộp cách nhiệt. Ngay sau khi về tới nhà thì nên ăn ngay.
4. Rửa tay
Nếu bạn cảm thấy không khỏe, không nên ăn bằng tay. Và nên rửa tay ngay sau khi chạm vào thịt sống.
5. Bỏ thức ăn ôi thiu
Nếu đồ ăn có mùi thì nên đổ đi, không nên ăn. Bất kỳ đồ ăn nào phơi ngoài không khí trong vài giờ trong thời tiết nóng nực sẽ bị ôi thiu, đặc biệt là cơm và thịt.
6. Bảo quản thịt
Không nên để thịt cá sống gần với thực phẩm khác trong tủ lạnh. Dùng hộp đựng riêng cho loại thực phẩm sống vì thịt sống có chứa vi khuẩn. Nếu như lan sang đồ ăn đã nấu chín bên cạnh, có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Không nên để thịt cá sống gần với thực phẩm khác trong tủ lạnh (Ảnh minh họa: Internet)
7. Đối với đồ ăn thừa
Nếu còn thừa đồ ăn, bảo quản cẩn thận trong tủ lạnh hoặc đổ đi ngay. Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa hè, điều này rất quan trọng.
8. Đối với thức ăn còn nóng
Nếu muốn để thực phẩm còn nóng trong tủ lạnh, nên để vào lúc thức ăn đã bay hết hơi. Không nên đợi cho đến khi đồ ăn nguội hoàn toàn mới cho vào.
9. Giữ không gian trong tủ lạnh
Nên để tủ lạnh rộng rãi để không khí lưu thông dễ dàng hơn. Không nên để đồ vào tủ lạnh mà không có đủ chỗ trống.
Nguyễn Linh (Boldsky)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!