Cách nào giúp trẻ không bị rôm sảy vào mùa hè? Đó là vấn đề nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Rôm sảy khiến trẻ nhỏ ngứa ngáy, khó chịu dẫn đến quấy khóc. CùngLily & WeCare tìm hiểu cách giúp trẻ không bị rôm sảy dưới bài viết sau đây.
Nguyên nhân dẫn tới rôm sảy ở trẻ?
Rôm sảy là bệnh hay mắc phải ở trẻ em, đặc biệt là vào mùa hè. Khi thời tiết nóng làm giãn các mao mạch trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nên hiện tượng viêm da hay còn gọi là rôm sảy. Ngoài ra, khi mùa hè oi nóng làm lượng mồ hôi ở trẻ tiết ra nhiều hơn, nếu không thoáng sẽ ứ đọng trong các ống bài tiết trên da, khi bị bụi hay chất cặn bã bịt kín, làm da nổi nốt viêm.
Cách giúp trẻ không bị rôm sảy
1. Dùng bột sắn dây và rau má. Chỉ cần 10g bột sắn dây, 30g rau má tươi. Rửa sạch rau má, giã nát và lấy nước. sau đó hòa nước rau má với sắn dây, cho đường đúng khẩu vị và uống mỗi ngày trong thời tiết mùa hè.
2. Rau sam tươi. Rửa sạch rau sam, giã nát và vắt lấy nước sau đó pha vào nước tắm cho trẻ. Mỗi ngày, trẻ tắm nước rau sam sẽ giúp tránh bị rôm sảy.
3. Dùng 20g sài đất, 30g ngải cứu, 50g lá nhài. Tất cả rửa sạch, sắc kỹ và uống mỗi ngày 1 thang. Uống liên tục 3-5 ngày sẽ giúp trẻ hết rôm sảy.
4. Dùng 60g rễ cây hẹ sửa sạch, sắc uống mỗi ngày. Bệnh rôm sảy sẽ được khỏi.
5. Rau má tươi, rửa sạch, giã nát, cho thêm ít nước mưa đun sôi sau đó lọc lấy nước, cho thêm đường và uống vào mỗi buổi sáng.
6. Lá kinh giới khô giúp trị rôm sảy ở trẻ em. Dùng lá này pha nước tắm cho trẻ mỗi ngày để chữa rôm sảy.
7. Ngoài ra các mẹ có thể dùng quả chanh tắm cho trẻ mỗi ngày. Lưu ý không tắm chanh khi trẻ có vết xước trên cơ thể.
Những điều mẹ nên làm khi trị rôm sảy ở trẻ em
Đảm bảo vệ sinh trong khi sử dụng các loại lá tắm cho trẻ
Ở những loại lá có nhiều bụi bẩn, thậm chí là côn trùng kí sinh. Nếu mẹ không rửa sạch, kỹ, ngâm qua nước muối sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại.
Mẹ nên chọn loại phấn rôm đảm bảo chất lượng
Việc bôi, chấm phấn rôm lên vùng da bị rôm sẩy sau khi tắm sẽ làm dịu cơn ngứa của bé, góp phần điều trị hiệu quả tình trạng rôm sẩy. Tuy nhiên, do trên thị trường có rất nhiều loại phấn rôm với thành phần, liều lượng, nhãn mác khác nhau, nên các mẹ cần cân nhắc chọn những sản phẩm tốt, có thương hiệu và uy tín rõ ràng để tránh gây “tác dụng ngược” cho bé như làm bé bị dị ứng, bị viêm da,v.v...
Bảo vệ bé thật thoáng mát
Nóng bức, ngột ngạt là nguyên nhân dẫn tới rôm sảy ở trẻ. Thế nên ngoài tắm bằng các loại lá mẹ cần chọn quần áo bằng chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt, thường xuyên tắm cho bé. Khi ra ngoài, mẹ nên chống nắng cho bé để tránh vi khuẩn xâm nhập vào da em bé.
Cách tắm cho trẻ sơ sinh mẹ phải biết
Lưu ý khi sử dụng sữa tắm cho trẻ sơ sinh
Cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà chuẩn nhất Vịnh Bắc Bộ
Nên hay không tắm cho trẻ bằng nước dừa?
Những điều cần biết khi tắm cho trẻ bằng lá chè xanh
Những điều mẹ không được làm khi trẻ bị rôm sảy
Không vắt chanh hoặc đun nước lá quá đặc
Bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới da của bé, khiến da bị kích ứng và tổn thương do hàm lượng axit quá cao. Không dùng quá nhiều chanh, muối hòa vào nước nếu không gây xót, làm kích ứng da non nớt của bé.
Không tắm cho trẻ khi da bị trầy xước, mưng mủ
Khi da trẻ như vậy, mẹ nên tập trung vào việc làm lành vết thương. Nếu tắm lá dù đun sôi vẫn có thể tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, làm tình trạng nhiễm trùng tăng lên. Các mẹ không cho con tắm sữa tắm người lớn hay masage cho bé. Sữa tắm người lớn vốn có độ kiềm cao làm cho da bé bị khô, vì vậy càng làm tăng tình trạng nhiễm trùng, rôm sảy trên da của bé.Trong khi đó, không ít mẹ lại có thói quen massage cho bé bằng tinh dầu dừa, tinh dầu oliu. Tuy nhiên, trong những ngày hè nóng nực, dùng các loại tinh dầu này chỉ làm tăng thêm tình trạng khó chịu, gây chàm hay mọc rôm sẩy ở bé.
Không bôi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Bởi da của trẻ rất nhạy cảm và yếu hơn người lớn. Trước khi bôi thuốc lên da của con, mẹ cần được sự đồng ý của bác sĩ. Tuyệt đối không tự mua thuốc bôi hoặc giữ con lại ở nhà để tự điều trị bệnh, vì có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm.
Mẹ không nên mặc quá kín cho con khi trời mùa hè
Nó sẽ làm quá trình thoát mồ hôi khó hơn, vi khuẩn xâm nhập nhiều làm trẻ bị rôm sẩy.
Rôm sảy ở trẻ vào mùa hè là bệnh thường gặp. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên lưu ý và biết cách phòng tránh rôm sảy ở trẻ. Với những cách giúp trẻ không bị rôm sảy mà Lily & WeCarechia sẻ trên mong rằng các bậc cha mẹ sẽ dễ dàng bảo vệ sức khỏe của con yêu.
Xem thêm:
- Nắng nóng, trẻ bị rôm sảy nên và không nên làm gì?
- Bố mẹ cần làm gì ngay khi trẻ bị rôm sảy?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!