Lấy máu có đau không?

Kiến Thức Y Học - 05/16/2024

Lấy máu là một thủ thuật nhằm phục vụ cho việc xét nghiệm với nhiều mục đích khác nhau hoặc hiến máu nhân đạo. Vậy lấy máu có đau không và làm sao để giảm đau khi lấy máu? Quy trình lấy máu như thế nào? Lấy máu nhằm những mục đích cụ thể gì?

Lấy máu là một thủ thuật nhằm phục vụ cho việc xét nghiệm với nhiều mục đích khác nhau hoặc hiến máu nhân đạo. Vậy lấy máu có đau không và làm sao để giảm đau khi lấy máu? Quy trình lấy máu như thế nào? Lấy máu nhằm những mục đích cụ thể gì?

Lấy máu có đau không?

Việc lấy máu khi đến các cơ sở y tế, bệnh viện hoặc tại nhà với nhiều mục đích khác nhau luôn là nỗi sợ hãi, thậm chí là ám ảnh đối với nhiều người. Hình ảnh các mũi kim tiêm đam thẳng vào da khiến nhiều người rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến và không dám tiến hành lấy màu, nhất là đối với trẹ em, phụ nữ.

Đầu tiên, bạn phải hiểu lấy máu là việc sử dụng kim tiêm hoặc các loại dụng cụ lấy máu, sau khi xác định được ven máu thì thực hiện đâm kim vào tìm tĩnh mạch máu và lấy lượng máu nhất định cần thiết. Việc này sẽ khiến bệnh nhân có những cảm giác đau nhất định tùy vào khả năng chịu đau và tâm lý của từng người như đau nhói, đau kim châm, đau buốt.

Lấy máu có đau không?

Làm thế nào để lấy máu bằng kim tiêm không đau?

Cho tới thời điểm hiện nay, phương pháp lấy máu phổ biến nhất vẫn là phương pháp truyền thống sử dụng kim tiêm đâm vào tĩnh mạch. Nếu bạn là người sợ hãi những vấn đề này thì hãy chuẩn bị tâm lý trước và tìm đến các cơ sở uy tín, chất lượng với bác sĩ lành nghề để giúp giảm đau. Sau đây, Lily & WeCare xin chia sẻ đến bạn quy trình toàn bộ quá tình lấy máu bằng kim tiêm gây ít đau có thể áp dụng tại nhà bạn nên biết:

- Chuẩn bị tâm lý trước khi lấy máu: Đây là việc hết sức đơn giản nhưng lại có tác dụng quan trọng trong trấn an tâm lý giúp người lấy máu bớt đau và không sợ hãi. Điều này cũng giúp quá trình lấy máu dễ dàng, suôn sẻ và ít gây đau hơn do không gây lệch ven, co cơ khiến không lấy được mạch hoặc máu khó ra. Đối với trẻ em thì các bậc phụ huynh nên dỗ dành, chuẩn bị quà hoặc các phương pháp trấn an trẻ hiệu quả khác theo sở thích của trẻ. Hãy tự an ủy và chuẩn bị tâm lý cho mình thật tốt trước và trong quá tình lấy máu, bạn có thể nhắm mắt, quay đi không nhìn hoặc cắm tại nghe nghe nhạc nhưng phải nhớ hãy luôn thả lỏng cơ thể và giữ yên cánh tay đang tiến hành lấy máu.

- Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ và đảm bảo an toàn (kim tiêm, bao tay, bông băng, nước sát trùng, dây đeo siết tay...)

- Chọn vị trí lấy máu: Thông thường những vị trí ven nổi lên, ven to thì rất dễ lấy máu và ít gây đau đớn. Nên chọn tĩnh mạch ở phần mu bàn tay hoặc khuỷu trong của tay là hai vị trí dễ lấy máu nhất và ít gây đau nhất.

- Xác định ven chính xác: Đây là công đoạn quan trọng nhất vì có tác dụng quyết định giảm đau hay không. Bạn nên nắm chặt tay để tìm ven chính xác hoặc sờ mạch. Lựa chọn ven nổi, thẳng và lớn nhất để tránh chệch ven, sai ven phải làm lại.

- Quá trình tiến hành lấy máu nên nhanh gọn, khi xác định ven thì nhanh chóng đẩy kim thật nhanh luồn qua mạch vào để ít gây đau, sau đó rút máu chậm và giữ tay cho máu ra đều. Chú ý giữ tay và cố định kim không để vỡ hồng cầu.

- Thao tác rút kim ra: Nên chuẩn bị sẵn bông ghì chặt vào mũi kim rồi nhanh chóng rút ra và dùng băng dán dán chặt lại. Bạn có thể rửa lại bằng nước muối vệ sinh sau đó và massage nhẹ nhàng phần lấy máu rồi băng lại.

Lấy máu có đau không?

Các kỹ thuật mới giúp lấy máu không đau

Hiện nay, các nghiên cứu mới trong y học ngày càng phát triển và trở nên hiện đại, đa dạng hơn. Các phương pháp, thiết bị y tế hỗ trợ cho việc lấy máu không gây đau được ra đời và có tác dụng đáng kể. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm với những công nghệ mới trong việc lấy máu vì chúng giảm cảm giác đau đáng kể cũng như không khiến bệnh nhân sợ sệt khi nhìn kim tiêm đâm vào người. Cụ thể một số phương pháp sau:

Phương pháp lấy máu bằng máy đo đường huyết, có thể áp dụng tại nhà không gây đau đớn trong một số trường hợp nhất định.

Phương pháp lấy máu bằng thiết bị giống quả bóng bàn do Đại học Wisconsin-Madison (tại Mỹ)- sáng tạo. Thiết bị này hoạt động theo lực kiểm soát dòng chảy máu, khi áp lên da sẽ tạo áp lực bề mặt và hút máu chảy vào trong quả bóng. Trong khoảng 2 phút sẽ hút được lượng máu đáng kể để phục vụ xét nghiệm kiểm tra bệnh mà không gây đau đớn hoặc sợ hãi cho bệnh nhân.

Kỹ thuật lấy máu bằng phương pháp Nano không gây đau là một trong những kỹ thuật mới hiện đại được nghiên cứu bởi các nhà nghiên cứu Úc. Miếng dán Nano chứa những mũi kim siêu nhỏ (nhìn được dưới kính hiển vi) giúp tìm ra các protein chứa bệnh trong máu mà không cần dùng kim tiêm lấy máu mang đi xét nghiệm. Miếng dán thông dụng hình con chip nhỏ này sử dụng rất đơn giản, chỉ cần bạn đặt lên da và kết quả xét nghiệm máu sẽ hiện lên sau khi miếng dán tìm thấy mầm bệnh trong máu và tiến hành phân tích xong.

Hy vọng với nhưng giải đáp về việc lấy máu có đau không và những cách giúp giảm đau khi lấy máu thực sự hữu ích với bạn. Điều quan trọng nhất vẫn là chuẩn bị tâm lý vững vàng và tự an ủy bản thân dũng cảm trước khi lấy máu nhé. Hãy thường xuyên truy cậpLily & WeCaređể biết thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe khác!

Xander Địa chỉ xét nghiệm máu an toàn với kỹ thuật hàng đầu

Với quy trình hoàn toàn khép kín, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn dịch vụ xét nghiệm của Trung tâm xét nghiệm Xander. Khách hàng không phải đăng ký, chờ đợi mệt mỏi và mất nhiều thời gian tại các trung tâm y tế để được xét nghiệm. Đến với Xander khách hàng cũng hoàn toàn yên tâm về chất lượng mẫu lấy, độ chính xác của kết quả xét nghiệm cũng như tính bảo mật của kết quả.

Lấy máu có đau không?

Hiện Xander cung cấp Gói xét nghiệm tổng quáttại nhà đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Và Xander tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá gói xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá gói xét nghiệm tổng quát được cập nhật phía cuối bài viết.

Đia chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại:(024)73.049.779 - 0984 999 501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Đăng ký lấy mẫu máu xét nghiệm tại Hà Nội
  • Những điều cần biết về dịch vụ lấy máu xét nghiệm tại nhà

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!