Mỗi người phụ nữ ai cũng có lần đầu mang bầu và cũng có rất nhiều bỡ ngỡ, thắc mắc khi mang bầu. Mang bầu lần đầu thì cần chuẩn bị những gì, cần tiêm phòng gì trước và sau sinh, cần phải ăn uống, chuẩn bị những gì để đón bé yêu chào đời,...
Đối với cuộc đời phụ nữ mang thai là thời kì vô cùng quan trọng, có rất nhiều điều đáng lưu ý trong quá trình mang thai, kể cả việc quan hệ không đúng cũng gây ảnh hưởng tới thai nhi. Vì thế bạn nên quan tâm về các tư thế quan hệ khi mang thai để có thể đạt khoái cảm mà không gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi. bà bầu cần tiêm phòng đủ vaccine để có thể phòng tránh bệnh và bảo vệ thai nhi được tốt nhất.
1. Trước khi mang thai cần tiêm phòng
Rubella
Muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu. Nếu việc tiêm phòng muộn và mẹ bị nhiễm bệnh Rubella, thì trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật.
Viêm gan B
Đối với tiêm phòng viêm gan B thì các mẹ có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu đều được. Mẹ mắc bệnh này có thể lây sang con. Bệnh dễ chuyển thành ung thư gan
Thủy đậu
Tiêm phòng thủy đậu cần phải tiêm trước khi mang bầu và thời gian muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu. Tỉ lệ số bé mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kì có nguy cơ mắc dị tật, bao gôm dị hình thể, tê liệt tay chân chiếm khoảng 2%. Đối với thủy đậu, khi người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.
Tiêm phòng Cúm
Các mẹ có thể tiêm phòng cúm vào mọi thời điểm trước khi mang thai. Nếu mẹ mắc cúm trong ba tháng mang thai đầu cũng có thể khiến con bị dị tật.
Sởi
Nếu bà mẹ mắc bệnh sởi khi mang thai, nguy cơ dị dạng thai nhi rất cao. Ngoài ra, phụ nữ bị sởi khi mang thai còn có thể ảnh hưởng lớn đến thai nhi như gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
Quai bị
Đối với quai bị thì virus quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, nếu mẹ bị quai bị cũng có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho bé, sinh non và thai chết lưu. Đặc biệt, nguy cơ ảnh hưởng mạnh đến thai nhi càng cao hơn nếu mẹ bầu bị nhiễm quai bị trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba của thai kỳ.
Vaccine ngừa ung thư cổ tử cung
Nếu dưới 26 tuổi, bạn nên xem xét đến việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Loại vaccine này bao gồm 3 mũi, và nó kéo dài trong 6 tháng và không thể tiếp tục nếu như bạn mang thai. Vì vậy, bạn nên tính toán thời gian phù hợp nếu muốn hoàn thành việc phòng ngừa này trước khi có bầu.
Virus viêm gan A
Loại virus nay tuy không gây bệnh viêm gan mạn tính nhưng trong giai đoạn cấp tính có tỷ lệ tử vong cao hơn. Bệnh viêm gan A không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi nhưng nó lại mang nguy hiểm cho bà mẹ nên cũng cần tiêm trước khi mang thai.
Uốn ván
Bệnh uốn ván có thể sẽ gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Đối với phụ nữ trong tuổi có khả năng sinh sản nên được tiêm vaccine ngừa uốn ván trước khi có thai hoặc vào tuần 27-36 của thai kỳ để đảm bảo cho thai nhi.
2. Các xét nghiệm cần làm trong 3 tháng đầu
· Test thử thai nhanh (thử hCG trong nước tiểu). Các mẹ nên đợi lúc trễ kinh hơn 1 tuần và thử nước tiểu vào buổi sáng sớm. Test này tiện lợi nhưng có thể cho kết quả âm tính giả. Sau khi test nước tiểu mà cho kết quả âm tính thì mẹ hãy đợi 1 tuần sau thử lại, nếu lần này vẫn âm tính thì nên đến bệnh viện để thử hCG trong máu sẽ cho kết quả chính xác hơn.
· Xét nghiệm máu thường quy trong thai kỳ, bao gồm xét nghiệm xác định nhóm máu, công thức máu. Ngoài ra, khi xét nghiệm máu cũng nên cần xét nghiệm đường huyết, tổng phân tích nước tiểu và xét nghiệm phát hiện các bệnh lây nhiễm như rubella, HIV, viêm gan siêu vi B, giang mai, để các mẹ và bác sĩ có biện pháp can thiệp can thiệp, dự phòng kịp thời.
Nếu mẹ muốn siêu âm thì tốt nhất nên đợi trễ kinh 2 tuần, lúc này siêu âm để xác định thai trong hay ngoài tử cung, có mấy thai, thai tháng thứ mấy và xác định tuổi thai để ghi nhận ngày dự sinh, tìm những bất thường của tử cung và 2 buồng trứng nếu có.
Từ 11,5 tuần đến hết 13,5 tuần bác sĩ sẽ kết hợp siêu âm đo độ mờ da gáy với xét nghiệm sinh hóa máu mẹ để tính nguy cơ thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể cao hay thấp. Từ đó sẽ quyết định có cần làm thêm xét nghiệm nước ối hay không. Và việc thực hiện siêu âm đo độ mờ da gáy là siêu âm rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện sớm những bất thường của thai nhi.
Những nơi mẹ bầu không nên tới trong ba tháng đầu thai kỳ
Những địa chỉ tiêm phòng trước khi mang thai mà chị em nên biết
Sử dụng thuốc trong ba tháng đầu thai kỳ có ảnh hưởng gì tới thai nhi
Tiêm phòng trước khi mang thai ở đâu tốt tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Tiêm phòng cảm cúm trước khi mang thai
3. Những việc cần làm trong 3 tháng đầu
- Bổ sung viên sắt, bổ sung thêm vitamin B6, acid folic
- Ăn nhẹ vào buổi sáng bằng bánh ngọt – khô, ăn nhiều lần trong ngày với lượng ít
- Đặc biệt mẹ cần ăn thêm kẹo bánh có gừng hoặc trà gừng để chống nôn ói, mệt mỏi
- Uống nhiều nước ấm mỗi ngày
- Tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút mỗi ngày bằng cách đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội, chạy xe đạp, yoga.
Như vậy, để chuẩn bị cho việc mang bầu các mẹ cần phải đi tiêm phòng những loại bệnh dễ lây nhiễm nhất mà Lily & WeCare đã cung cấp ở trên cho các bạn. Hãy trang bị đầy đủ kiến thức và sức khỏe để chào đón bé yêu đến với thế giới của bố mẹ một cách khỏe mạnh và kháu khỉnh.
>>>Xem thêm:Phụ nữ mang thai có nên tiêm phòng vắc xin cúm?
>>>Xem thêm:Tiêm phòng trước khi mang thai và những điều mẹ cần biết
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!