Mang thai lần thứ 2, bà bầu cần chú ý thực hiện tiêm lại các loại vắc xin chỉ có hiệu lực trong vài năm, chứ không phải vĩnh viễn như vắc xin thủy đậu, để giúp bà bầu và em bé khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Dưới đây là lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần hai đầy đủ và chính xác nhất.
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
Khi mang thai lần hai, nếu bạn đã tiêm vắc xin phòng Rubella rồi thì không cần tiêm lại nữa. Tuy nhiên nếu chưa tiêm, bạn nên tiêm phòng tốt nhất trước khi mang thai 3 tháng.
Nếu bạn đã tiêm hai mũi vắc xin uốn ván ở lần mang thai trước cách đây 4.5 năm thì hiện tại, hiệu lực của ắc xin đã không còn đảm bảo nữa. Trong lần mang thai thứ hai này, bạn cần tiêm một mũi nữa. Khi thai nhi được 26 tuần tuổi là thời điểm thích hợp nhất để tiêm vac-xin này. Bạn có thể đến các trạm y tế phường để tiêm vắc xin theo lịch của chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia.
- Thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván mũi nào thì hẹn tiêm 2 mũi cách nhau, mỗi mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước khi sinh ít nhất 15 ngày. Trong trường hợp thai phụ đến đăng ký sớm thì tiêm mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc 5 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng.
- Với thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì hẹn tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
- Thai phụ khi còn nhỏ đã tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván thì cần tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kì.
– Thai phụ đã tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng cách 1 năm so với thời điểm mang thai thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.
– Với thai phụ đã được tiêm 5 mũi uốn ván thì không cần tiêm bổ sung, vì với 5 mũi khả năng bảo vệ trên 95%. Tuy nhiên nếu mũi thứ 5 đã trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại.
Như vậy, dù bạn đã tiêm 4-5 mũi từ trước thì lần có thai sau đã quá 1 năm tốt nhất vẫn cần tiêm nhắc lại để đảm bảo nhất.
9 vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai
Với phụ nữ mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường, nguy cơ nhiễm bệnh cũng vì vậy mà tăng lên. Thực hiện tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ họ khỏi những nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Nếu mẹ có ý định mang bầu cũng nên chú ý tiêm phòng 9 loại vắc xin này trước khi mang thai để có sự chuẩn bị tốt nhất cho thai nhi.
Sởi
Bà mẹ mắc bệnh sởi khi mang thai dẫn đến nguy cơ dị dạng thai nhi rất cao. Thậm chí phụ nữ bị sởi khi mang thai có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
Quai bị
Virus quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Ngoài ra, bệnh quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non hay thai chết lưu. Đặc biệt, nguy cơ càng cao hơn nếu mẹ thời điểm bầu bị nhiễm quai bị là trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba của thai kỳ.
Cho dù đã được tiêm phòng từ trước vắc xin sởi và quai bị, chị em vẫn nên xét nghiệm lại. Thời điểm tiêm phòng vắc xin tốt nhất là một tháng trước khi thụ thai.
Những mũi vắc xin trẻ cần tiêm trong tháng đầu đời
Những địa chỉ tiêm phòng trước khi mang thai mà chị em nên biết
Những nơi mẹ bầu không nên tới trong ba tháng đầu thai kỳ
Sử dụng thuốc trong ba tháng đầu thai kỳ có ảnh hưởng gì tới thai nhi
Tiêm phòng cảm cúm trước khi mang thai
Thủy đậu
Nếu đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, bạn vẫn nên tiêm thêm một mũi tăng cường. Lưu ý: Cần tiêm trước khi mang thai ít nhất một tháng.
Cúm
Nếu lỡ mang thai mà chưa kịp tiêm phòng cúm, bạn vẫn có thể tiêm ngừa trong thai kỳ của mình. Văcxin phòng ngừa cúm chế tạo từ những virus đã chết nên rất an toàn với bà bầu.
Văcxin ngừa ung thư cổ tử cung
Văcxin này bao gồm 3 mũi, kéo dài trong 6 tháng và không thể tiếp tục nếu như bạn mang thai. Vì vậy, bạn nên tính toán thời gian sao cho phù hợp nếu muốn hoàn thành việc phòng ngừa này trước khi có bầu.
Viêm gan siêu vi B
Không chỉ họ mà người chồng cũng nên tiêm phòng viêm gan siêu vi B. Văcxin này gồm 3 mũi, tiêm trong vòng 4 tháng. Nếu không hoàn thành 3 mũi viêm gan siêu vi B trước khi mang thai, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục tiêm phòng khi mang thai.
Virus viêm gan A không gây bệnh viêm gan mạn tính nhưng trong giai đoạn cấp tính có tỷ lệ tử vong cao hơn. Bệnh này không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi nhưng nguy hiểm cho bà mẹ nên cũng cần tiêm trước khi mang thai.
Trên đây là lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần hai. Mẹ bầu tham khảo để có những điều chỉnh tiêm phòng phù hợp với bản thân mình khi quyết định mang thai lần thứ hai.
>>>Xem thêm:Tiêm phòng vắc – xin cho bà bầu vào thời điểm nào là thích hợp?
>>>Xem thêm:Những thắc mắc thường gặp sau khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!