Khi mang thai, mỗi mẹ bầu đều có riêng một lịch xét nghiệm, siêu âm thai kì được bác sĩ sản khoa chỉ định cụ thể. Vì vậy tốt nhất mẹ nên chọn cố định cho mình một bác sĩ, đây sẽ là người trực tiếp theo dõi sự phát triển của trẻ trong suốt quá trình mang thai cho đến khi sản phụ sinh. Như vậy sẽ rất dễ dàng theo dõi tình trạng mẹ và thai nhi, để có những hướng giải quyết phù hợp. Dưới đây là lịch xét nghiệm, siêu âm thai kì mà Lily & WeCare nghĩ rằng các mẹ bầu không thể bỏ qua.
Điểm sơ qua lịch xét nghiệm, siêu âm thai kì cho bà bầu
Mỗi mẹ bầu sẽ phải trải qua rất nhiều xét nghiệm trong suốt quá trình mang thai. Xét nghiệm, siêu âm thai kỳ chính là một phương thức kiểm tra gián tiếp bằng các thiết bị y tế để thông qua đó. Mẹ có thể biết được tình trạng của bé con mình hiện tại như thế nào, thừa gì và thiếu gì để có thể có những chế độ dinh dưỡng bổ sung phù hợp nhất.
Các mẹ sẽ đi thăm khám lần đầu tiên tại bệnh viện để xác định xem mình đã có thai hay chưa ngay sau khi mất kinh và thử que thử thai thấy kết quả cho “2 vạch”. Lần thăm khám đầu tiên này để có thể xác định chính xác là mẹ đã có thai hay chưa, nếu có thì thai đã được bao nhiêu tuần tuổi?
Mỗi mẹ bầu sẽ phải trải qua ít nhất là 14 lần xét nghiệm, siêu âm thai kỳ tại bệnh viện hay phòng khám uy tín. Tuy nhiên, không nhất thiết mẹ bầu nào cũng phải khám đủ 14 lần, trung bình 7 lần cho một quá trình mang thai là đủ.
Khám thai lần 1
Khi lần đầu thử que và phát hiện dấu hiệu mang thai. Thường mẹ sẽ phát hiện mang thai khi thai phát triển ở tuần thứ 4 – 5. Lần khám thai đầu tiên này rất quan trọng, bác sĩ sẽ kiểm tra túi phôi trong buồng tử cung, kiểm tra nội tiết tố của cơ thể và uống thuốc cung cấp dinh dưỡng cần thiết.
Khám thai lần 2
Khi thai được 8 tuần (2 tháng tuổi) lúc này, mẹ bầu quay trở lại cơ sở thăm khám sau 1 tháng bổ sung sinh dưỡng và đã bắt đầu có tim thai. Các mẹ sẽ được bác sĩ siêu âm 2D (siêu âm 2 chiều) để kiểm tra tim thai, bổ sung chất dinh dưỡng bằng thuốc và tùy thuộc vào nội tiết tố nhiều hay ít mà có thể bổ sung thêm nội tiết tố.
Khám thai lần 3
Sau đợt xét nghiệm, siêu âm thai kỳ lần thứ 2 thì đợt xét nghiệm và siêu âm lần 3, sẽ được tiến hành khi thai nhi đã được 12 tuần tuổi. Lúc này thai đã bắt đầu có hình, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm 4 chiều để kiểm tra hình thái thai nhi và bổ sung dinh dưỡng cần thiết.
Khám thai lần 4
Khi mẹ mang thai được 4 tháng, mẹ sẽ có xét nghiệm đầu tiên là thử máu, ngoài uống những chất vi dinh dưỡng như các lần mang thai trước. Mẹ sẽ được bác sĩ căn cứ vào kết quả siêu âm 2D, để có thể bổ sung thêm canxi, sắt và magie B6, uống thêm nội tiết tố nếu cần.
Khám thai lần 5
Khi thai được 20 tuần tuổi, cũng giống như những lần siêu âm trước, mẹ cũng sẽ được bác sĩ kiểm tra thai qua từng bước, thực hiện xét nghiệm cần thiết và kiểm tra thai máy (thai đạp) 3 lần/ ngày.
Khám thai lần 6
Tuần thứ 22, siêu âm 4D và các bác sĩ sản khoa sẽ kiểm tra thai máy 3 lần/ ngày. Lần này, không thực hiện những xét nghiệm và bổ sung thuốc như các lần thăm khám trước.
Khám thai lần 7
Theo lịch xét nghiệm, siêu âm thai kỳ ở tuần thứ 26, lần này các xét ngiệm và siêu âm được lặp lại như lần siêu âm thai nhi ở tuần thứ 20 (lần thứ 5).
Khám thai lần 8
Khi thai được 30 tuần tuổi, ngoài xét nghiệm máu, mẹ sẽ được kiểm tra xét nghiệm thông qua nước tiểu và làm thủ tục đăng kí sinh. Đồng thời mẹ bầu được tiêm phòng uốn ván, bắt đầu chế độ ăn nhạt cho đến khi sinh bé.
Khám thai lần 9
Sau 2 tuần từ lần thăm khám thứ 8, mẹ quay trở lại phòng khám theo lịch xét nghiệm, siêu âm thai kỳ. Thời điểm này bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm 4 chiều, kiểm tra hình thái của thai và thực hiện đo thai, khám thai. Đồng thời xét nghiệm lượng nước tiểu và giúp mẹ bổ dụng chất dinh dưỡng như sắt, canxi thông qua thuốc uống.
Khám thai lần 10
Khi thai được 34 tuần, theo lịch xét nghiệm, siêu âm thai kỳ các bác sĩ sẽ thực hiện các siêu âm quen thuộc là khám thai, thử nước tiểu và tiêm phòng uốn ván lần 2 cho mẹ bầu.
Khám thai lần 11 đến 14
Thuốc tránh thai khẩn cấp có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Khi nào mẹ bầu cần làm xét nghiệm nước ối?
Những vấn đề thường gặp về sức khỏe khi mang thai 3 tháng cuối
Luyện tập thể thao trong ba tháng cuối thai kỳ như thế nào?
Bà bầu hạn chế truyền dịch dù buồn nôn, không ăn được?
Giai đoạn này được xem như là "chạy nước rút" cho các mẹ bầu, chỉ còn một vài tuần nữa là bạn sẽ được chào đón con yêu. Vì thế cách mỗi tuần mẹ nên đi xét nghiệm, siêu âm thai kỳ 1 lần. Đặc biệt càng gần cuối ngày sinh, bất cứ lúc nào mẹ cũng có thể có dấu hiệu sinh. Đó là chưa kể đến những trường hợp có khả năng sinh non, thì cần phải lưu tâm nhiều hơn ở những tuần cuối thai kỳ.
Theo lịch xét nghiệm, siêu âm thai kỳ thì những lần thăm khám này chủ yếu mẹ bầu sẽ được thử nước tiểu, siêu âm kiểm tra thai, túi ối và uống thuốc bổ sung dinh dưỡng như Ca, Fe, Mg..
Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:
Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài
Đăng ký nhận tư vấn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!