Liên hệ kỳ lạ giữa gen và thói quen ăn uống

Kỹ năng sống - 11/24/2024

Theo các chuyên gia, gen hay ADN giờ đây có thể tiết lộ lý do tại sao chúng ta dễ tăng cân, giảm quá trình trao đổi chất,...

Chúng ta đang loay hoay trong vấn đề ăn uống và giảm cân. Các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm giải pháp ăn uống tối ưu nhất - với yêu cầu là có khả năng hòa tan chất béo và làm giảm cân trong khi vẫn ăn những món ăn yêu thích. Trong khi khoa học chưa đưa ra được đáp số cuối cùng về vấn đề dinh dưỡng thì chúng ta đã đạt được những bước tiến đột phá trong việc nghiên cứu di truyền đã ảnh hưởng đến thói quen ăn uống như thế nào.

Đã xuất hiện những câu hỏi kiểu như: ‘Tại sao tôi tập thể dục đều đặn nhưng không giảm cân?’, hay: ‘Tại sao tôi vẫn tăng cân trong khi đang ăn uống kiêng khem?’ hoặc: ‘Tại sao bạn bè tôi giảm cân nhiều hơn trong khi chúng tôi có cùng kế hoạch ăn kiêng như nhau?’, tất cả những bí ẩn này đều nằm ngay bên trong ADN của chúng ta.

Hệ gen dinh dưỡng

Theo các chuyên gia, gen hay ADN giờ đây có thể tiết lộ lý do tại sao chúng ta dễ tăng cân, giảm quá trình trao đổi chất, không thể xử lý hay lưu giữ đường trong máu, hoặc không có khả năng loại bỏ hết độc tố trong cơ thể. Ngành khoa học dinh dưỡng đã liên kết với hệ gen tạo thành một lĩnh vực mới gọi là ‘hệ gen dinh dưỡng’, nhằm làm lộ sáng rằng tại sao và như thế nào mà những người khác nhau lại có cách phản ứng với chất dinh dưỡng hay thực phẩm không giống nhau.

‘Hệ gen dinh dưỡng là một lĩnh vực mới nổi, chuyên khám phá về các ích lợi của thực phẩm lên mỗi cá nhân. Nó xác định cấu trúc di truyền khác nhau và mỗi loại thực phẩm phù hợp với một cá nhân theo cấu trúc gen của họ. Hiểu được điều này có thể giúp mang lại cho chúng ta những tiềm năng to lớn về gen người’, dẫn lời giải thích của TS. Surinder Kaur Gill đến từ Trung tâm Y tế thể thao Kuala Lumper (Malaysia).

Theo TS.Surinder Kaur Gill thì hệ gen dinh dưỡng đã loại bỏ những phỏng đoán từ việc ăn uống lành mạnh vì nó xác định chính xác những gì mà mỗi loại dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu của mỗi người hoặc loại dinh dưỡng nào là không cần thiết.

Liên hệ kỳ lạ giữa gen và thói quen ăn uống

Sơ đồ của hệ gen dinh dưỡng - Ảnh minh họa

TS.Surinder phân tích: ‘Hầu hết chúng ta ngày hôm nay dùng nhiều loại chất bổ sung do chúng ta tiếp nhận thông tin qua rất nhiều kênh truyền thông hoặc nghe theo lời mách bảo bởi nghĩ rằng cơ thể thiếu dinh dưỡng và cần phải bổ sung. Trong thực tế, quan trọng nhất là chúng ta phải biết mình cần bổ sung những chất dinh dưỡng nào và cần dùng lượng bao nhiêu để không bị thiếu hụt hoặc dư thừa. Đây là một trong những vai trò chính mà hệ gen dinh dưỡng chiếm phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe ngày hôm nay. Hiểu theo cách đơn giản thì nó giống như cách chúng ta mua quần áo dựa theo từng người, hình dáng và kích thước’.

Quy trình được bắt đầu bằng một hồ sơ di truyền, nơi mà gen các cá nhân được vạch ra, nhằm tìm hiểu tốt hơn rằng làm thế nào mà gen của họ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vũ khí chống lại bệnh béo phì

Có lẽ một trong những bước đột phá của hệ gen dinh dưỡng là khả năng giúp xác định khuynh hướng của một cá nhân đối với một số căn bệnh không lây nhiễm (NCDs) giống như bệnh béo phì, ung thư, tim mạch và tiểu đường.

TS. Surinder giải thích: ‘Việc giảm các hoạt động thể chất hàng ngày và tăng cường sử dụng các loại thức ăn nhiều calo là những kẻ thù chính trong việc gây nên bệnh béo phì. Tuy nhiên, chúng tôi đã ghi nhận rằng môi trường không phải là yếu tố duy nhất. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng gen có thể quan trọng hơn môi trường. Điều này giải thích tại sao một số người trở nên béo phì, trong khi đó số khác lại không và thậm chí cùng trong một môi trường nhưng vẫn có sự khác biệt’.

Những cố gắng của hệ gen dinh dưỡng trong việc xác định những loại gen khác nhau có thể giúp chúng ta hiểu về sự khác biệt của các mô hình ăn uống, sự trao đổi chất béo và phản ứng đối với tập thể dục, tất cả đều liên quan đến gen của con người.

Những sự khác biệt này đã giải thích rằng tại sao một số người bị tăng cân dù ăn không nhiều và số khác dường như vẫn gầy yếu dù ăn rất nhiều. TS. Surinder giải thích: ‘Cái mà chúng tôi phát hiện ra là có nhiều biến thể gen trong những người này, dạ dày của họ dường như không thể gửi đi một tín hiệu đến não để chỉ ra rằng họ đã no’.

Những bước đột phá về hệ gen dinh dưỡng này đã mở ra một chân trời mới cho y tế dự phòng, khi nó có thể chăm sóc sức khỏe chuyên biệt nhằm làm gia tăng chất lượng cuộc sống và đời sống, tăng tuổi thọ.

TS. Surinder hồ hởi kết luận: ‘Ngày hôm nay con người đang sống rất thọ và chúng tôi nhận thấy rằng sự chết hãy còn rất lâu. Nói cách khác, nhiều người cao tuổi không có chất lượng cuộc sống tốt vì họ mang nhiều bệnh mạn tính. Chúng tôi không thể điền thêm số năm cho tuổi thọ của họ, song chúng tôi có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và đảm bảo bệnh nhân có thể sống độc lập càng lâu càng tốt’.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!