Liệu pháp điều trị mới chữa trị cho trẻ bị rối loạn chuyển hóa chết người

Nuôi dạy con - 05/18/2024

Shoua Yang, sống ở Fresno, California, đã đến Stanford vì lo lắng thai nhi có nguy cơ mắc bệnh.

Mẹ cô đã mất hai con trai, mặc dù không ai tin rằng nguyên nhân tử vong liên quan đến di truyền học. Khi Yang mất con trai đầu lòng của mình cách đây 10 năm, cô ấy được biết nguyên nhân là do thiếu hụt OTC. Hiện tại, cô đã có hai con gái và một con trai, tất cả đều khỏe mạnh. Khi cô mang thai Dean, cán bộ y tế đã khuyên cô nên đi chọc ối.

Liệu pháp điều trị mới chữa trị cho trẻ bị rối loạn chuyển hóa chết người

Shoua Yang (bên trái) và con trai Dean Thao, sau ca phẫu thuật ghép gan. Ca phẫu thuật này là bước cuối cùng trong giai đoạn điều trị đầu tiên đối với rối loạn chuyển hóa hiếm gặp tại Bệnh viện Nhi Packard.

Khi sinh ra tại Bệnh viện Nhi Lucile Packard, Dean Thao đã được truyền thuốc do mắc phải một khiếm khuyết về chuyển hóa hiếm gặp thường gây tổn thương não vĩnh viễn, có thể dẫn đến tử vong.

Do các nhà di truyền học tại bệnh viện đã phát hiện khuyết tật này ở tuần thứ 34 của thai kỳ, nên các bác sĩ đã chuẩn bị để bắt đầu điều trị từ lúc mẹ Dean chuyển dạ và tiếp tục cho tới 3 tháng sau sinh khi Dean đã có 1 lá gan mới vào ngày 8 tháng 3.

Hiện tại, Dean được cho là trường hợp đầu tiên bị thiếu hụt ornithine transcarbamylase được chữa khỏi bằng phương pháp điều trị mới. Thay thế gan của Dean là một ví dụ hoàn hảo về 'liệu pháp gien kết hợp phẫu thuật'.

Thiếu hụt ornithine transcarbamylase (hay OTC) là một rối loạn di truyền có tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1/40.000 ca sinh. Do khiếm khuyết di truyền, nên cơ chế chuyển hóa của trẻ bị nghẽn, gan hoạt động không bình thường, có thể dẫn đến những biến động đột ngột của ammoniac, từ một lượng nhỏ xuất hiện tự nhiên trong cơ thể tới nồng độ gây độc cho cơ thể. Mặc dù căn bệnh này chủ yếu ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa ở gan, nhưng não bộ là cơ quan chịu tác động của việc thiếu hụt OTC.

Gregory Enns, Giám đốc chương trình di truyền sinh hóa học của Bệnh viện Nhi Packard, cho biết: 'Công việc của chúng tôi là giữ cho não đứa trẻ an toàn nhất có thể - qua thời điểm chuyển dạ, đến lúc sinh và sau đó để cấy ghép - để cho kết quả tốt nhất'.

Các bác sĩ đã chữa khỏi cho trẻ bị thiếu hụt OTC và các rối loạn chuyển hóa khác trước khi truyền thuốc chuyên dụng, hỗ trợ dinh dưỡng chuyên sâu và ghép gan. Enns, đồng thời là phó giáo sư nhi khoa tại trường y, đã làm việc với nhóm ghép gan của Bệnh viện Nhi Packard để điều trị cho 8 trẻ bị thiếu hụt OTC.

Nhưng thường ở thời điểm đó, Enns và các cộng sự thực hiện can thiệp sau khi sinh, khi não của trẻ đã tổn thương. Hơn một nửa số trẻ sống sót qua các cuộc 'khủng hoảng' do thiếu hụt OTC có tổn thương não, và khoảng 80% gặp các vấn đề phát triển.

Enns cho biết: 'Kết quả kiểm tra thần kinh thường rất kém. Chúng tôi đã có một số trẻ bị rối loạn chu kỳ urê với trí thông minh bình thường, nhưng thường thì não đã bị tổn thương ở thời điểm chẩn đoán, vì những rối loạn này rất nghiêm trọng và xảy ra rất nhanh. Giải pháp sẽ là thay thế gan bằng gan chứa gien còn nguyên vẹn - trước khi não bị tổn thương'.

Đối với bệnh nhân thiếu hụt OTC, khủng hoảng thường xuất hiện trong ngày đầu đời. Khi bị chia tách khỏi dòng dinh dưỡng của mẹ, quá trình chuyển hóa của trẻ bắt đầu trở nên nhanh hơn. Chẩn đoán bệnh với các triệu chứng: ngủ lịm, ăn kém và hôn mê xảy ra rất nhanh. Chẩn đoán trước khi sinh vẫn còn khá hiếm. Vì vậy, lúc chọc ối một vài tháng trước khi Dean chào đời đã xác nhận rằng bé mắc bệnh, Enns đã sẵn sàng thực hiện một cách can thiệp táo bạo mới.

Rối loạn này là do khiếm khuyết trên nhiễm sắc thể X. Điều đó có nghĩa là thiếu hụt OTC chỉ ảnh hưởng đến bé trai, vì nam giới chỉ có một nhiễm sắc thể X. Ở trẻ gái, với hai nhiễm sắc thể X, nhiễm sắc thể bình thường có thể bù đắp cho nhiễm sắc thể bị khiếm khuyết. Con gái của Yang có thể mang nhiễm sắc thể bị khiếm khuyết. Nhưng câu hỏi quan trọng là: liệu cô ấy có truyền gien OTC cho đứa con mới này không?

Enns cho biết: 'Nhóm nghiên cứu di truyền sinh hóa học và tiền sản của chúng tôi là một trong những nhóm được lựa chọn trên toàn quốc có chuyên môn để phát hiện và chăm sóc cho bệnh nhân thiếu hụt OTC. Chúng tôi đã phải sắp xếp gien ở mẹ, sau đó tìm nó trong thai nhi'. Đột biến đã được tìm thấy trong các tế bào thai nhi thu được.

Để ngăn chặn sự gia tăng amoniac trong thời gian Yang chuyển dạ, Enns và các cộng sự đã tiến hành một phần của kế hoạch, trước tiên là truyền dung dịch natri phenylacetate và natri benzoat, cùng với arginine hydrochloride, vào máu của Yang để thu thập độc tố một cách an toàn.

Việc truyền này giúp 'lấy đi' amoniac thừa ở bệnh nhân rối loạn chu kỳ urê. Theo Enns, đây là lần đầu tiên truyền kết hợp các chất được thực hiện trong suốt quá trình chuyển dạ.

Sau khi sinh, sản phụ và em bé ở lại gần Bệnh viện Nhi Packard tại Ronald McDonald House để chờ gan hiến tặng và thực hiện ghép gan, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc chữa bệnh.

Yang đã nuôi dưỡng Dean bằng sữa công thức đặc biệt với lượng protein thấp và theo dõi thấy thân nhiệt Dean thấp hoặc mệt mỏi có thể là đợt tăng amoniac khác – cậu bé đã có một đợt tăng amoniac nhẹ trước đó và được điều trị nhanh chóng tại bệnh viện.

Vào ngày 8 tháng 3, Yang được thông báo là có gan phù hợp với Dean. Ca phẫu thuật kéo dài 4 tiếng. Theo tài liệu y khoa, Dean là trẻ sơ sinh bị thiếu hụt OTC đầu tiên được ghép gan sau khi điều trị liên tục kết hợp các thuốc và kiểm soát từ trước sinh.

Giờ đây, với những lần khám ngoại trú thường xuyên tại các phòng khám ở Bệnh viện Nhi Packard để kiểm tra sự tiến triển của Dean, Yang hy vọng rằng cậu bé sẽ có một cuộc sống bình thường ở nhà với anh chị em của mình.

Trải nghiệm của Dean chắc chắn là một tiêu chuẩn mới trong điều trị. Enns nói: 'Trọng tâm của chúng tôi là cung cấp phương pháp điều trị để giữ cho não của trẻ khỏe mạnh - cho đến nay mọi thứ đang trở nên tuyệt vời. Mặc dù cậu bé luôn cần dùng thuốc để tránh bị đào thải sau ghép gan và có thể có những vấn đề khác, nhưng cậu bé có cơ hội tuyệt vời để có một cuộc sống đầy đủ, năng động.'

Theo MSE

(Thông tin được kiểm duyệt bởi Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!