Bao đời nay, người Việt Nam vẫn thường ví 'miếng trầu là đầu câu chuyện', ăn trầu không chỉ vì thói quen, sở thích mà còn vì nó chứa đựng bao giá trị văn hóa truyền thống. Thế nhưng, nhiều người không hề biết rằng việc nhai trầu có thể dẫn đến ung thư, phổ biến nhất là ung thư miệng.
Vì sao ăn trầu cau lại gây ra bệnh ung thư khoang miệng?
Theo nhiều nghiên cứu, hạt cau có chứa arecolin và arecailin có tác dụng tăng tiết dịch vị, giảm nhịp tim, kích thích thần kinh. Đó cũng là lý do vì sao sau khi ăn trầu nhiều người cảm thấy mặt mũi mình trở nên hồng hào như vừa mới uống rượu.
Nguyên nhân khiến thói quen ăn trầu dẫn đến căn bệnh ung thư là khi nhai, miếng trầu cọ xát mạnh vào niêm mạc khoang miệng, gây tróc vảy ở lớp thượng bì hoặc tạo nên nhiều vết trầy xước. Thêm vào đó, độc tố có trong lá trầu, cau, vôi hay thuốc lào sẽ chà xát mạnh vào vùng bị tổn thương và gây ra trọng bệnh.
Cũng vì lý do này mà nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Canada đã ra lệnh cấm sử dụng và buôn bán trầu cau.
Theo tờ Channel News Asia, chính phủ Đài Loan cũng đã tìm cách giúp người dân cai nghiện trầu cau bởi cho rằng trong cau có chất gây nghiện và chất có thể dẫn đến bệnh ung thư miệng. Theo cơ quan y tế Đài Loan, những người nhai cau có nguy cơ bị ung thư miệng cao gấp 20 lần so với người không nhai cau.
Dấu hiệu gây ung thư miệng
Mặc dù dấu hiệu ban đầu của ung thư miệng rất dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Tuy nhiên, nếu lưu ý một số dấu hiệu sau đây bạn có thể dễ dàng phát hiện ra bệnh:
- Xuất hiện màu lạ trong miệng:Nếu miệng của bạn bỗng dưng nổi lên các vệt hoặc đốm có màu đỏ hồng, trắng đục ở lưỡi, môi, niêm mạc má… Thì rất có thể đó là các vết loét bị đóng vảy lâu ngày tạo thành. Trong vòng 2 tuần nếu nó không liền lại thì bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra chính xác.
- Loét miệng kéo dài:Ở giai đoạn đầu của căn bệnh ung thư miệng, rất có thể sẽ xuất hiện các vết loét nhưng không hề cảm thấy đau đớn. Nếu quan sát thấy vết loét không đau, hơi cứng, 2-3 tuần sau vẫn chưa hết thì bạn hãy khẩn trương đi khám.
Nên đoán biết dấu hiệu sớm của ung thư khoang miệng để kịp thời cứu chữa.
- Nổi u cục trong miệng:Cũng có trường hợp, miệng bạn không hề bị đổi màu hay xuất hiện vết loét mà lại có u cục. Bạn hoàn toàn có thể dùng mắt thường hoặc tay để đoán biết loại u cục này.
- Chảy máu bất thường trong khoang miệng.
- Nổi hạch vùng cổ không có cảm giác đau.
- Cảm thấy tê buốt hay mất cảm giác bên trong khoang miệng.
Ngoài thói quen ăn trầu cau còn có rất nhiều tác nhân khác có thể gây ra căn bệnh ung thư khoang miệng. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu gì bất thường trên cơ thể, đặc biệt là vùng miệng thì bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám kịp thời.
(Theo Sohu)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!