Loét miệng (lở miệng)

Bệnh A-Z - 05/02/2024

Tìm hiểu về Bệnh Loét miệng (lở miệng) trên Hello Bacsi sẽ cho bạn biết về triệu chứng, nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị hiệu quả.

Định nghĩa

Định nghĩa

Loét ming (lming) làbnh gì?

Loét miệng, hay còn gọi là lở miệng, là tình trạng sưng tấy do nhiễm trùng ở miệng. Những nơi có thể nhiễm trùng trong miệng bao gồm màng nhầy mỏng trong miệng (niêm mạc), môi, lưỡi và vòm miệng. Bệnh được gọi là loét mụn giộp hay sốt vỉ nếu loét miệng gây ra bởi virus herpes và gọi là loét miệng áp-tơ nếu không rõ nguyên nhân gây bệnh.

Nhngđối tượng nào thường mc phi chng loét ming (lming)?

Loét miệng là bệnh phổ biến và tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Triệu chứng và dấu hiệu

Nhng du hiu vàtriu chng ca loét ming (lming) làgì?

Tình trạng viêm nhiễm ở miệng sẽ gây đau, sốt, mệt mỏi, đau đầu và ăn không ngon. Thông thường, nếu bị loét miệng, bạn sẽ có một hoặc nhiều vết lở nhỏ ở môi, nướu, lưỡi, vòm miệng hoặc bên trong má. Các vết lở thường đỏ và có thể đau, nóng hoặc ngứa và bạn có thể thấy đau khi ăn hoặc nuốt thức ăn. Đôi khi, bạn còn bị hôi miệng.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bn cn gp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:

  • Có vết lở lớn bất thường;
  • Bị lở nhiều lần tại một chỗ hoặc vết lở có dịch mủ;
  • Vết lở không khỏi sau 2 tuần hoặc lâu hơn;
  • Vết lở lan đến ngoài môi;
  • Không thể ăn uống do quá đau;
  • Bị lở miệng kèm sốt cao (trên 38 độ C).

Tình trạng bệnh lý có thể khác nhau tùy vào cơ địa của mỗi người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra loét ming (lming) làgì?

Virus herpes là một trong những nguyên nhân phổ biến gây loét miệng. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác bao gồm:

  • Bị dị ứng;
  • Hút thuốc;
  • Bệnh về răng miện;
  • Thiếu hụt vitamin B12;
  • Bị các bệnh viêm nhiễm khá

Nguy cơ mắc bệnh

Nguy cơ mắc bệnh

Nhng yếu tnào làm tăng nguy cơmc chng loét ming (lming)?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ bị lở miệng bao gồm:

  • Có vết thương nhỏ ở miệng, đánh răng quá mạnh, rủi ro trong chơi thể thao hoặc vô tình cắn mặt trong của má;
  • Kem đánh răng hoặc nước súc miệng chứa natri sunfat (SLS);
  • Ăn thức ăn kích ứng gây lở miệng như sôcôla, cà phê, dâu, trứng, các loại hạt, phô mai và thức ăn chua cay;
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin B12, kẽm, sắt hoặc acid folic;
  • Nhiễm khuẩn Pylorigây loét dạ dày;
  • Thay đổi hormone khi đến kỳ kinh nguyệt;
  • Căng thẳng (stress).

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Điều trị

Nhng thông tinđược cung cp không ththay thếcho li khuyên ca các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khoýkiến bác sĩ.

Nhng phương pháp nào dùngđể điu trloét ming (lming) ?

Loét miệng gây ra do kích ứng từ thực phẩm, nước súc miệng hoặc thuốc lá thường lành sau khi ngưng sử dụng các chất trên. Các loại kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định đối với loét miệng do nhiễm trùng. Thông thường, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng các loại kháng sinh ở dạng lỏng để súc miệng, một số loại bạn cần phải nuốt sau khi súc. Các loại thuốc bổ sung chất vi lượng thường được chỉ định nếu bạn bị loét miệng do thiếu dinh dưỡng. Các triệu chứng nghiêm trọng sẽ phải điều trị bằng thuốc kháng viêm chứa steroid.

Loét mụn rộp do virus herpes sẽ lành trong vòng 1 đến 2 tuần. Loét do nấm miệng rất mau lành khi được điều trị nhưng các loại viêm miệng khác có thể mất nhiều tuần để lành. Bạn có thể giảm cảm giác khó chịu do loét bằng thuốc giảm đau chứa paracetamol hoặc kem bôi gây tê bán tại các nhà thuốc. Bác sĩ cũng có thể chỉ định loại kem phù hợp cho bạn. Bạn cũng có thể súc miệng bằng bột nở pha nước ấm để giảm sưng và chống nhiễm trùng tại nhà.

Nhng kthut y tếnào dùngđểchnđoán loét ming (lming)?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán loét miệng bằng cách kiểm tra miệng của bạn. Nếu không rõ nguyên nhân hoặc việc điều trị không hiệu quả, quá trình sinh thiết sẽ được thực hiện. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô từ miệng để xem dưới kính hiển vi. Mẫu này sẽ cho thấy nấm hoặc vi khuẩn có phải là nguyên nhân gây loét miệng hay không. Các xét nghiệm máu thường không cần thiết nhưng có thể thực hiện trong những trường hợp đặc biệt.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Nhng thói quen sinh hot nào giúp bn hn chếdin tiến ca loét ming (lming)?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến lở miệng:

  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Đánh răng và làm sạch lưỡi sau mỗi bữa ăn,sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm;
  • Tránh những thực phẩm có bề mặt cứng;
  • Lấy răng giả ra khi ngủ nếu bạn dùng răng giả;
  • Súc miệng thật kĩ, đặc biệt trước khi đi ngủ và tránh sử dụng những loại nước súc miệng mạnh;
  • Không hút thuốc;
  • Không ăn những thực phẩm có tính axit hoặc có tính cay.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!