Nhiều phụ nữ mang thai tỏ ra rất lo lắng vì cơ thể mọc lông khá nhiều khi mang thai. Vậy hiện tượng mọc lông khi mang thai là do đâu và làm thế nào để tẩy cũng như loại bỏ an toàn những cọng lông xấu xí đó?
Lý do của hiện tượng mọc lông khi mang thai
Mọc lông mang thai thường xuất hiện trong 3 tháng đầu tiên của thai kì do sự tăng trưởng các hooc-môn giới tính nam trong cơ thể phụ nữ. Cũng vì lí do này mà các mẹ bầu mang thai bé trai thường mọc rất nhiều lông. Ngoài lớp lông mới trên mặt, nhiều phụ nữ còn thấy lông mọc nhiều ở các vùng rất tế nhị khác ngực, bụng, cánh tay, chân và sau lưng.
Những sợi lông này thường tồn tại ở dạng mỏng, mềm nhưng lại mọc rất dày và dễ dàng gây chú ý nơi người nhìn. Có một số mẹ bầu không để ý nhiều nên đôi khi thường tiện tay nhổ đi hoặc cạo đi, gây ra tình trạng nhiễm trùng chân lông và nhiễm trùng da.
Chuyện tóc mọc nhiều khi mang thai là điều bình thường và không cần lo lắng, vì có nhiều bà bầu mong muốn một mái tóc dài, dày, và đen hơn sau khi sinh. Nhưng nếu như lông mọc ở những vùng nhạy cảm như vùng cằm, ria mép, và má thì bà bầu không những cảm thấy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến mỹ quan cũng như sự tự tin khi giao tiếp của các mẹ.
Tuy các sợi lông này hầu hết đều biến mất sau khi sinh bé, khi các hoóc môn trong cơ thể mẹ được cân bằng, nhưng điều đó không có nghĩa bà bầu sẽ phải chịu đứng chúng trong suốt thai kì.
Cách để loại bỏ lông
Để loại bỏ những vùng lông đáng ghét này, bà bầu có thể dùng phương pháp phổ biến là nhổ hoặc waxing, hay cạo nhẹ một cách an toàn. Chú ý đặc biệt khi cạo lông hay waxing đó là cần phải tìm và sử dụng các loại kem waxing có chiết xuất thiên nhiên và an toàn cho da.
Các chuyên gia sản nhi cũng như da liễu đều khuyên rằng bà bầu tuyệt đối không nên tẩy hoặc dùng thuốc làm rụng lông vì các liệu pháp này có thể thấm xuống dưới da gây ra tác động xấu đối với cả cơ thể mẹ và bé.
Bà bầu có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm có chiết xuất từ thiên nhiên để làm giảm sự sinh sôi nảy nở của những vùng lông xấu xí. Tuy nhiên không nên lạm dụng các loại kem này hay sử dụng quá nhiều lần trong ngày. Cách này cũng chỉ phù hợp với những mẹ bầu có ít vùng lông mọc và lông mọc mỏng.
Các kỹ thuật loại trừ lông vĩnh viễn như sử dụng phương pháp laser và điện phân đều rất hiệu quả và an toàn đối với phụ nữ trong thời kì mang thai. Nếu bạn bị mọc lông nhiều kể cả trước khi mang thai, bạn nên dùng các biện pháp an toàn này để xử lí nhanh gọn và .
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi trong 3 tháng đầu thai kỳ
5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai
Quá trình hình thành song thai như thế nào?
Sự nguy hiểm khi bị mắc bệnh giang mai trong thời kỳ mang thai
Sử dụng thuốc trong ba tháng đầu thai kỳ có ảnh hưởng gì tới thai nhi
Cứu cánh cho mẹ bầu mọc nhiều lông khi mang thai bé
Mẹ bầu trong thời gian này nên cố gắng kiềm chế sở thích làm đẹp và sử dụng mĩ phẩm của mình lại, nếu có thể bạn hãy tìm kiếm những phương pháp tẩy lông nhẹ nhàng tại nhà bằng mật ong hay mướp đắng....
Không nên sử dụng các loại kem tẩy lông hay kem làm rụng lông với xuất xứ không rõ ràng vì các loại thuốc này dễ gây dị ứng, ngộ độc da.
Thay vì cứ khó chịu vì cơ thể mọc lông khi mang thai, các mẹ nên tập sống chung với đám lông mọc dày đó, chấp nhận nó như một anh bạn đồng hành trong thời kì mang thai và tạm biệt chúng một cách nhẹ nhàng sau khi sinh (khoảng từ 4 - 6 tháng lông sẽ rụng hết).
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!