Business Insider trích dẫn ý kiến của cơ quan Dịch vụ Y tế quốc gia Anh (NHS) cho biết, không phải việc hâm nóng cơm, rang cơm gây ra vấn đề mà là do cách bảo quản cơm thừa sau lần nấu đầu tiên có thể không tốt cho cơ thể.
Gạo sống thường chứa bào tử (tế bào có khả năng tái sản xuất nhanh) có tên là Bacillus cereus. Bào tử này có thể sống sót khi gạo được nấu chín thành cơm. Nếu cơm được để ở nhiệt độ phòng sau khi đã nấu chín, các bào tử có thể phát triển thành vi khuẩn, cuối cùng sẽ nhân lên và sản sinh chất độc gây ra chứng nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Ảnh: wisegeek.com.
Cơm để ở nhiệt độ phòng càng lâu, càng nhiều khả năng gây ngộ độc. Điều đó có nghĩa là bạn cần lưu trữ cơm đúng cách nhanh chóng nếu muốn hâm nóng lại sau này.
Trước hết, hãy ăn cơm ngay khi nó vừa chín tới, và làm lạnh phần cơm thừa càng nhanh càng tốt. NHS khuyến cáo thời gian để cơm ở nhiệt độ phòng chỉ trong vòng 1 giờ là lý tưởng. Bạn có thể giữ cơm trong tủ lạnh nhưng không quá một ngày trước khi hâm nóng.
Bạn cũng nên kiểm tra xem cơm có đạt đến độ nóng có thể tỏa hơi khi hâm nóng không và mỗi phần cơm nguội chỉ nên hâm nóng một lần.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!