Lưu trữ máu cuống rốn - ‘Bảo hiểm sinh học’ của con người

Kiến Thức Y Học - 11/28/2024

Máu cuống rốn là phần máu còn lại có trong rốn và nhau thai sau khi sinh, thông thường, phần máu này sẽ được vứt đi. Nhưng hiện nay, máu cuống rốn được khuyến khích lưu trữ và bảo quản để phục vụ cho mục đích y học về sau.

Máu cuống rốn là phần máu còn lại có trong rốn và nhau thai sau khi sinh, thông thường, phần máu này sẽ được vứt đi. Nhưng hiện nay, máu cuống rốn được khuyến khích lưu trữ và bảo quản để phục vụ cho mục đích y học về sau.

Lưu trữ ở ngân hàng tế bào gốc

Máu cuống rốn là phần máu còn lại có trong rốn và nhau thai sau khi sinh, thông thường, phần máu này sẽ được vứt đi. Nhưng máu cuống rốn của thai chứa một lượng dồi dào tế bào gốc liên quan đến trẻ và các thành viên gia đình. Tế bào gốc là loại tế bào nổi trội có thể góp phần vào việc phát triển các mô, cơ quan nội tạng và hệ thống cơ thể bạn. Tế bào gốc có thể biến đổi thành một loại tế bào khác trong cơ thể để bắt đầu sự hình thành và phát triển mới hoàn toàn. Nó cũng có thể giúp xây dựng một hệ thống miễn dịch kiên cố. Sự chuyển hóa linh hoạt thành một loại tế bào khác của tế bào gốc giúp các bác sĩ có cách điều trị các bệnh bạch cầu và một số chứng rối loạn di truyền khác.

Lưu trữ máu cuống rốn - ‘Bảo hiểm sinh học’ của con người

Do vậy, tế bào gốc có thể giúp ích cho việc điều trị bệnh tật cho những người thân trong gia đình như bố mẹ, anh chị em, ông bà... Thậm chí, tế bào gốc có thể giúp ích cho cả các bệnh nhân trong cộng đồng khi có các chỉ số sinh học phù hợp. Tế bào gốc từ cuống rốn có khả năng tương tự như tủy xương nhưng ít có sự đào thải từ cơ thể. Hiện nay, tế bào gốc từ máu cuống rốn được sử dụng để điều trị thành công hơn 80 loại bệnh khác nhau, bao gồm ung thư, các chứng rối loạn máu, thiếu hụt kháng thể...

Các chuyên gia cho rằng, lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn được xem là một biện pháp bảo đảm sức khỏe cho con cái và gia đình trong tương lai như một hình thức “bảo hiểm sinh học”, giúp bạn yên tâm hơn nhờ nắm trong tay một tài nguyên giá trị có thể sử dụng khi gặp sự cố về sức khỏe.

Lấy máu cuống rốn có gây tổn hại mẹ và bé?

Máu cuống rốn được lấy từ phần dây rốn đã được cắt sau khi sinh, đồng nghĩa với việc không gây bất cứ đau đớn, khó chịu hay tổn hại nào ảnh hưởng đến sức khỏe cho mẹ và bé. Tiến trình này hoàn toàn an toàn và khá đơn giản, không gây đau đớn, thường không kéo dài quá 5 phút. Việc lấy máu cuống rốn hầu như không gây cản trở cho việc sinh đẻ và có thể áp dụng sinh thường lẫn sinh mổ. Kỹ thuật viên có thể tiến hành lấy máu cuống rốn bằng phương pháp tiêm hút hoặc dùng túi. Phương pháp dùng ống tiêm được sử dụng để rút máu từ phần bên trong của cuống rốn khi rốn vừa được cắt. Tiến trình này cũng tương tự việc lấy máu xét nghiệm. Trong khi đó, dùng túi sẽ nâng cao dây rốn để máu bên trong tự chảy vào túi.

Lưu trữ máu cuống rốn - ‘Bảo hiểm sinh học’ của con người

Mỗi lần sinh con chỉ có một cơ hội lưu trữ lại tế bào gốc.

Trước nhu cầu của khách hàng mong mỏi ngày càng được thụ hưởng chất lượng dịch vụ kèm theo những kỹ thuật phát triển mới, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng đã phối hợp cùng Công ty hóa dược phẩm Mekophar - Ngân hàng tế bào gốc Mekostem từ tháng 6.2017 để triển khai dịch vụ lấy và lưu trữ máu cuống rốn. Cụ thể, máu cuống rốn sẽ được lấy đầu tiên ngay sau khi sinh tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, xử lý trong vòng 48 tiếng đồng hồ, sau đó máu cuống rốn của trẻ sẽ được bảo quản tại Ngân hàng tế bào gốc Mekostem.

Với sự hợp tác và triển khai dịch vụ tiên tiến này tại Khoa Sản - Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, nhiều gia đình kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội được tiếp cận những ứng dụng ưu việt, cũng như đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân các tỉnh miền Trung - Tây nguyên.

Theo Thanh niên

Xem thêm:

  • Khám phá 4 ngân hàng Máu cuống rốn
  • Cách lưu trữ máu cuống rốn tại Bệnh viện Vinmec Central Park

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!