1. Kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của trẻ
Để đảm bảo trẻ có thể thực hiện được mũi tiêm, nên kiểm tra lại thông tin sau:
- Trong 3 ngày gần đây trẻ có sốt hay không?
- Nếu là trẻ sơ sinh thì cân nặng của trẻ có đủ 2,5 kg chưa?
- Trẻ có đang bệnh hay không? Nếu có sốt hoặc dưới 2,5 kg thì chưa thể tiêm ngừa được.
Nếu trẻ đang bệnh cần nói rõ các triệu chứng để bác sĩ thăm khám và quyết định xem trẻ có thể tiêm chủng được không.
Tiêm phòng vắc-xin cho trẻ (Ảnh minh họa: Internet)
2. Mang theo tất cả sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng của trẻ
Sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng vô cùng quan trọng khi đưa trẻ đi chủng ngừa vì trong sổ và phiếu sẽ ghi đầy đủ mũi tiêm mà trẻ đã được thực hiện trước đây. Điều này giúp rất nhiều cho bác sĩ khi tham vấn để hỗ trợ phụ huynh lựa chọn phương án chủng ngừa tối ưu cho trẻ tiêm nhắc, tiêm bù các mũi bỏ sót, tiêm thêm những mũi còn thiếu.
Có những loại thuốc sử dụng sẽ làm giảm hiệu quả của vắc-xin, do đó nếu gần thời điểm đưa đi tiêm mà trẻ uống thuốc gì đó, bố mẹ cần cung cấp thông tin này cho bác sĩ.
3. Các trường hợp không nên cho trẻ tiêm vắc-xin
- Trẻ co giật hoặc sốc trong vòng 72 giờ sau khi tiêm. Những trường hợp này sẽ không bao giờ được tiêm loại vắc-xin này lần thứ 2.
- Trẻ đang uống thuốc corticoid với liều ≥ 2 mg/kg/ngày, hoặc ≥ 20 mg/ngày, kéo dài từ 14 ngày trở lên.
- Trẻ đang mắc các bệnh cấp tính nặng hoặc trung bình.
- Trẻ đang sốt ≥ 38,5 độ C.
Nếu trẻ có một trong những điều kiện trên thì sẽ không được tiêm chủng hoặc sẽ trì hoãn đến khi hết bệnh.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!