Đau thượng vị (dưới xương ức)
Đau vùng thượng vị là một triệu chứng rất hay gặp ở một số bệnh thông thường trong cuộc sống hàng ngày. Nguyên nhân của đau thượng vị rất đa dạng và khó xác định.
Điển hình trong đau thượng vị là đau dạ dày. Cơn đau dạ dày thường quằn quại, đau nhói, bụng trướng, đôi khi làm cho người bệnh khô miệng, vã mồ hôi, buồn nôn hoặc nôn...
Đau thượng vị có thể là dấu hiệu của đau dạ dày
Một số trường hợp điển hình như giun chui ống mật cũng gây đau vùng thượng vị, trong đó, cơn đau thường rất dữ dội. Ngoài ra, đau vùng thượng vị cũng có thể gặp trong các bệnh về tụy, đại tràng, gan hoặc mật.
Đau thượng vị có khi là cấp tính, có khi là âm ỉ kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày hoặc thậm chí kéo dài nhiều tuần tuỳ theo từng nguyên nhân gây nên bệnh.
Đau phía trên vùng giữa rồi chuyển về dưới xương sườn
Nếu bạn cảm thấy đau ở vùng phía trên rốn thì rất có thể bạn đã bị sỏi mật. Vì bộ phận kết nối gan với ruột non là túi mật nằm ở khu vực này. Mật bên trong túi mật là loại chất lỏng giúp tiêu hóa chất béo. Sỏi mật hình thành do sự kết tinh giữa cholesterol và mật. Nguyên nhân gây nên sỏi mật là do chế độ ăn của bạn quá giàu chất béo hoặc do túi mật hoạt động không bình thường. Phụ nữ thường dễ mắc bệnh sỏi mật hơn nam giới.
Những cơn đau này sau đó có thể chuyển dần về bên phải, phía dưới xương sườn. Các cơn đau này sẽ dồn dập hơn sau khi ăn.
Vị trí đau bụng sẽ xác định bệnh gặp phải
Sỏi mật là bệnh dễ gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật cấp, viêm phúc mạc, viêm đường dẫn mật, tích nước túi mật, rò mật, xơ gan… Nếu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả xấu cho sức khỏe.
Trong trường hợp cơn đau không biến mất sau vài giờ hoặc nếu có thêm các dấu hiệu sốt hay ói mửa, bạn nên đi khám ngay.
Đau xung quanh rốn sau đó chuyển xuống vùng bụng dưới bên phải
Đau bụng ở các vị trí này chính là triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa. Ruột thừa là một đoạn ruột hẹp, nằm ở vị trí tận cùng của ruột, có chiều dài khoảng vài centimet và bám dính vào manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già). Nguyên nhân của viêm ruột thừa là do lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng bị tắc nghẽn. Tình trạng tắc nghẽn này là do nhiều chất dịch nhầy hoặc phân trong ruột thừa làm tắc nghẽn lỗ thông.
Sau khi hiện tượng tắc nghẽn xảy ra, các loại vi khuẩn bình thường trú trong lòng ruột thừa bắt đầu xâm lấn vào thành ruột. Tình trạng này sẽ dẫn tới các triệu chứng như đau nhức ngay phía trên rốn, sau đó có thể lan rộng đến khu vực dưới bên phải của bụng, nếu dùng tay ấn vào sẽ càng đau hơn. Đồng thời có thể kèm theo các dấu hiệu như sốt nhẹ, tiêu chảy, táo bón, không thể 'xì hơi' hoặc bị sưng vùng bụng...
Hãy cẩn thận vì đau bụng dưới là dấu hiệu của đau ruột thừa
Khi thấy xuất hiện những triệu chứng trên, bạn cần được chuyển đến bệnh viện để cấp cứu ngay và phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Nếu để lâu, ruột thừa có thể bị vỡ làm cho vi khuẩn tràn vào các bộ phận bên trong, và nguy hiểm đến tính mạng.
Đau bụng dưới bên trái
Nguyên nhân của đau bụng dưới bên trái có thể do các cơ quan bên trong bị tổn thương như ruột già co thắt quá mạnh hoặc đường tiểu bị đau.
Đặc biệt, ở nữ giới thì đó còn có thể là do các cơ quan sinh dục như buồng trứng, tử cung bị đau hoặc buồng trứng bị xoắn. Trong một vài trường hợp, cơn đau có thể xuất hiện ở thành bụng hoặc bắt nguồn từ bụng, khung xương chậu, thậm chí là cả vùng lưng.
Đau từng cơn ở vùng bụng dưới
Cần đến bệnh viện sớm nếu cơn đau dữ dội và thường xuyên
Đây là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân của bệnh là do chế độ ăn uống không hợp lý làm tăng lượng bài tiết setoronin và sản sinh ra quá nhiều khí methan trong ruột, dẫn đến việc các dây thần kinh đại tràng bị ảnh hưởng và gây co thắt không đều.
Khi bị rối loạn tiêu hóa, bạn sẽ có những triệu chứng như đau từng cơn ở vùng bụng dưới, bị táo bón, tiêu chảy hoặc có cảm giác buồn nôn và đầy hơi.
Để điều trị bạn có thể áp dụng một chế độ ăn hợp lý hơn, nếu đau thường xuyên thì tốt nhất bạn nên đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc chống co thắt, giảm đau bụng và tránh tác động xấu đến đại tràng.
>> Xem thêm:
Dấu hiệu nhận biết viêm buồng trứng ở phụ nữ
Đồ uống giúp 'hạ gục' cơn đau bụng ngày 'đèn đỏ'
Những thực phẩm dễ gây 'nguy hiểm' khi ăn sống
Đau bụng thường xuyên chưa chắc là tiêu chảy cấp
Món ăn giảm đau bụng kinh
Ảnh minh họa: Internet
Thu Hoài
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!