Biến chứng của bệnh viêm họng xuất hiện sau tình trạng bị viêm họng mãn tính kéo dài có thể gây ra những căn bệnh vô cùng phức tạp, trong đó là bệnh thận. Để không phải gánh chịu những hậu quả đó, mọi người nên cẩn trọng hơn với căn bệnh vốn bị “xem nhẹ” này. Hãy cùngLily & WeCare tìm hiểu rõ hơn về chúng.
Triệu chứng của viêm họng kéo dài
Viêm họng không khó để nhận ra vì nó có rất nhiều các triệu chứng cụ thể, vậy nên các bạn hãy chú ý đến sức khỏe của mình để có thể nhận biết bệnh sớm và có hỗ trợ điều trị kịp thời. Dưới đây là những triệu chứng của viêm họng bạn thường mắc phải:
- Ho khan: ho là một trong những biểu hiện đặc trưng và sớm nhận ra nhất khi bạn bị viêm họng. Ho khan hay ho có đờm tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh và cơ địa của từng người, cơn ho thường kéo dài dai dẳng và nhiều về đêm.
- Đau họng: đau họng cũng thường dễ nhận thấy nhất khi bạn bị viêm họng mãn tính, đau họng kéo dài, âm ỉ và khó chịu mỗi khi bạn nuốt nước bọt vì thường có cảm giác vướng ở phía dưới cổ họng.
Ngứa họng: đây là biểu hiện chính chứng tỏ bạn bị viêm họng dị ứng, ngứa và khó chịu như trong cổ họng có dị vật, vì thế bạn hay muốn khạc nhổ nó ra ngoài vậy nên sẽ khiến cổ họng càng thêm đau rát.
Sốt: khá lạ phải không. Nhưng nếu bạn bị sốt và cộng thêm với một số triệu chứng ở trên thì chứng tỏ bạn đang bị viêm họng khá nặng đấy.
Một số triệu chứng khác: xuất hiện đờm, mệt mỏi kèm với hắt hơi sổ mũi, khan giọng. Đây cũng là một số triệu chứng bạn đang bị viêm họng mức độ nhẹ đấy.
Nguyên nhân gây viêm họng kéo dài
Đau họng thường kéo dài (nhất là đau họng mãn tính thường kéo dài 3 tháng) và tái phát nhiều lần.
Có rất nhiều nguyên nhân có dẫn đến chứng bệnh khó chịu này, và đây là những nguyên nhân phổ biên nhất:
- Viêm họng, viêm amidan do vi khuẩn, thời tiết.
- Do các kích thích mãn tính như viêm xoang, hút thuốc lá, uống rượu bia hay nói nhiều, ăn thức ăn nóng thường xuyên, sử dụng chất kích thích...
- Đau dây thần kinh.
- Ung thư vùng họng, hạ họng, viêm họng thanh quản hoặc tuyến giáp.
Viêm cầu thận - biến chứng nguy hiểm từ bệnh viêm họng
Tùy từng nguyên nhân mà dẫn đến các triệu chứng khác nhau khi đau. Tuy viêm họng không phải một căn bệnh nguy hiểm nhưng nó gây rất nhiều khó chịu đối với người bệnh và có thể để lại biến chứng nguy hiểm.
Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
Viêm cầu thận là biến chứng nguy hiểm từ bẹnh viêm họng
Viêm cầu thận cấp thường liên quan đến cơ chế miễn dịch, xảy ra sau một đợt viêm họng hoặc nhiễm trùng da do một loại vi khuẩn gây ra. Bệnh thường khởi phát đột ngột với hiện tượng phù (tăng cân nhanh), thường ở mi mắt, sau đó lan ra toàn thân. Bệnh nhân tiểu ít, nước tiểu màu hồng hoặc đỏ như máu.
Nếu không phát hiện và điều trị sớm, trẻ sẽ bị những biến chứng nguy hiểm như cao huyết áp, suy tim, phù phổi cấp, co giật, hôn mê... dẫn đến viêm cầu thận cấp. Nếu không được khống chế, chăm sóc, điều trị tốt và kịp thời thì viêm cầu thận cấp sẽ tái lại nhiều lần rồi chuyển sang viêm cầu thận mạn.
Giải pháp ngăn ngừa biến chứng của viêm họng
Theo bác sĩ Trần Đình Long - Trưởng khoa Thận tiết niệu - Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết:
Viêm cầu thận cấp là bệnh có thể phòng ngừa được bằng cách giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh thân thể sạch, giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh và chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Đối với trẻ lớn, ngoài bữa ăn thông thường có thể bổ sung thêm các loại nước hoa quả. Điều này rất có lợi cho tiêu hóa của trẻ, đồng thời uống nhiều nước hoa quả giúp trẻ không mắc các bệnh về tiết niệu.
Với trẻ nhỏ, việc bú mẹ ngay khi sinh là rất quan trọng, bởi sữa mẹ có nhiều kháng thể, giúp trẻ tránh được bệnh tật.
Sai lầm cha mẹ thường gặp khi dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ
7 thực phẩm có khả năng thay thế thuốc kháng sinh
Lý do bạn phải đặt tỏi dưới gối ngay hôm nay
Bạn có biết kẹo ngậm ho là thuốc gì?
Cha mẹ thường mắc sai lầm gì khi cho trẻ uống si-rô ho?
Những trẻ không được bú mẹ do nhiều lý do (mẹ bị bệnh, mất sữa) thì trong chế độ dinh dưỡng của nên bổ sung các thành phần giống sữa mẹ. Đặc biệt những trẻ bị bệnh thận có thể bổ sung sữa có hàm lượng chứa đường và rong tảo biển tự nhiên cao có thể giúp trẻ phát triển tốt cơ quan tiêu hóa, tránh được nguy cơ của bệnh thận, bổ sung các chất làm mát đường tiêu hóa, giúp các cơ quan này phát triển hoàn thiện hơn. Với những trẻ hay bị viêm họng, cần tiêm phòng bằng kháng sinh để phòng bệnh viêm cầu thận. Ngoài ra phải điều trị các ổ nhiễm khuẩn cấp tính hoặc mãn tính (ở răng, miệng, mũi họng, xoang) cho trẻ.
Xem thêm:
- Những điều bạn cần biết về bệnh viêm họng do liên cầu
- 6 loại thực phẩm cần tránh khi bị viêm họng
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!