Bị sốt, kiểm tra ra giang mai
Anh Khổng Văn Q. 34 tuổi, Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội đi kiểm tra sức khỏe và được chẩn đoán mắc giang mai. Anh Q cho biết khoảng 10 ngày nay anh bị sốt, loét họng, chán ăn mệt mỏi anh mua thuốc uống nhưng không đỡ và anh đi khám bác sĩ xét nghiệm máu phát hiện có giang mai. Đây là bệnh xã hội lây chủ yếu qua đường tình dục. Các bác sĩ khám cho anh Q. và tư vấn anh nên đưa vợ đi kiểm tra lại.
Ảnh minh hoạ
Lúc này, anh Q. cho rằng đời sống vợ chồng anh hoàn toàn “lành”. Anh không léng phéng bên ngoài và anh cũng tin vợ anh như thế thì rất khó có thể xác định được vì sao mắc bệnh xã hội. Và lần duy nhất anh quan hệ ngoài luồng đó là cách đây vài tháng lớp cấp 3 cũ của anh tổ chức kỷ niệm 15 năm ngày xa trường. Trong buổi liên hoan nhậu xong mọi người đi uống bia và anh gặp lại cô bạn cũ cũng là người yêu của anh và họ đã chia tay nhau cả chục năm không gặp.
Vì có hơi men và tình cũ không rủ cũng tới, sau tiệc karaoke, anh Q rủ bạn gái cũ vào nhà nghỉ và được đồng ý. Sau ngày hôm đó anh cũng không nghĩ gì vì bạn gái anh làm cách anh gần 200 km. Anh nghi ngờ lây bệnh từ bạn gái cũ vì chồng cô ấy trước đây là lái xe sau đó họ ly hôn và anh nghi ngờ khả năng lây bệnh xã hội cao hơn.
Trường hợp của gia đình chị Vũ Thị H, Văn Giang, Hưng Yên vợ chồng cãi nhau vì bỗng dưng con mắc bệnh giang mai bẩm sinh. Bé con chị H. hơn 1 tháng tuổi bé bị nổi các mụn loét ở tay, miệng, loét không đau lúc đầu chị tưởng bị bị tay chân miệng cho con đi kiểm tra thì không phải tay chân miệng mà bé bị giang mai bẩm sinh.
Hai vợ chồng chị H đổ lỗi cho nhau xem ai mang bệnh về nhà. Chồng chị H thề thốt không mang bệnh và chị cũng quả quyết chỉ có mình chồng nên họ không biết vì sao bỗng dưng mắc bệnh. Khi được bác sĩ tư vấn con đường lây của bệnh có thể do sử dụng chung đồ dùng, vợ chồng chị H mới tạm thở dài nhưng ám ảnh về căn bệnh xã hội vẫn khiến họ sợ.
Giang mai đứng sau HIV
Theo bác sĩ da liễu Trần Thị Kim Loan – Bệnh viện An Việt, bệnh giang mai là bệnh xã hội phổ biến và nó cũng trở thành căn bệnh xã hội đáng sợ chỉ đứng sau HIV/AIDS.
Bác sĩ Loan cho biết con đường lây nhiễm của bệnh giang mai chủ yếu bệnh lây nhiễm hầu như luôn luôn qua quan hệ tình dục. Bên cạnh đó, bệnh còn lây truyền từ mẹ sang con, lây qua đường máu như vết thương hở bị dính máu của người bị bệnh giang mai. Một số ít trường hợp dùng chung vật dụng sinh hoạt vẫn có thể lây nhiễm bệnh.
Bác sĩ Trần Thị Kim Loan – Bệnh viện An Việt
Biến chứng của giang mai, theo bác sĩ Loan bệnh giang mai diễn tiến qua nhiều giai đoạn. Bệnh sùi mào gà có thời gian ủ bệnh từ 3 tuần đến 8 tháng với dấu hiệu ban đầu.
Trong đó, giai đoạn đầu thường chỉ trong vòng vài tuần. Xuất hiện giác đỏ, hay còn gọi là săm nhưng không gây đau. Các nốt săm thường xuất hiện ở vùng sinh dục. Nhiều người thường bỏ qua vì những dấu hiệu này không kèm theo đau. Ở nam các dấu hiệu thường xuất hiện ở bao quy đầu, rãnh bao quy đầu. Ngoài ra có thể xuất hiện ở hậu môn, ở miệng.
Ở nữ thời kỳ đầu khó phát hiện hơn. Để biết chính xác, người nghi ngờ mắc bệnh giang mai cần đến bác sĩ khám, điều trị.
Còn bênh giang mai bẩm sinh là giang mai từ mẹ truyền sang con, truyền bệnh qua nhau thai. Trẻ bị lây giang mai sẽ xuất hiện một số dấu hiệu sớm như phỏng nước ở lòng bàn tay bàn chân, da sần… Để tránh truyền bệnh giang mai cho trẻ khi người mẹ đang mang bầu phát hiện ra giang mai cần điều trị sớm, càng sớm càng nhanh khỏi và không để lại biến chứng.
Để phòng bệnh giang mai, bác sĩ Loan cho rằng cần quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ lung tung. Nhất là với đối tượng có nguy cơ cao.
Bệnh giang mai nếu phát hiện ở giai đoạn sớm có kháng sinh điều trị, cần điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa. Nếu để muộn bệnh khó điều trị, để lại di chứng suốt đời, biến chứng về thần kinh. Hậu quả nghiêm trọng, đứng thứ hai sau AIDS, bệnh xếp thứ 2 trong các bệnh xã hội.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!