Có phải do bệnh ĐTĐ gây ra? Liệu già hơn nữa tôi có bị mất trí nhớ? Có cách nào ngăn chặn mất trí nhớ không? Hoàng Thanh Tùng (Hà Nội)
Đối với trí nhớ, để tìm hiểu và ghi nhớ thông tin mới, người ta cần dẫn truyền thần kinh thích hợp trong cơ thể. Đây là cách duy nhất mà thông tin được lưu trữ trong não và là cách duy nhất người ta có thể nhớ bất cứ điều gì. Bất kỳ việc truyền tín hiệu không chính xác giữa các tế bào thần kinh sẽ ức chế rất nhiều khả năng học hỏi và ghi nhớ thông tin của một người.
Kịch bản này có thể xảy ra với bất kỳ ai ở một mức độ nào đó, không chỉ những người bị ảnh hưởng bởi bệnh ĐTĐ. Đơn giản là việc không tiêu thụ đủ lượng glucose có thể gây ra điều này. Tăng đường huyết và hạ đường huyết có thể cản trở hoạt động của đồi hải mã, gây khó tập trung và có thể gây mất trí nhớ ngắn hạn, thậm chí dài hạn.
Ngoài ra, biến chứng của bệnh ĐTĐ gây tổn thương mạch máu khiến người ta mắc chứng mất trí nhớ mạch máu và thiếu hụt nhận thức.
Có một số bằng chứng cho thấy bệnh Alzheimer có liên quan đến tín hiệu của insulin và sự chuyển hóa glucose trong não của bệnh nhân, vì vậy, người bệnh ĐTĐ cũng thường mắc chứng bệnh liên quan tới thoái hóa não này. Hội chứng chuyển hóa cũng ảnh hưởng đến trí nhớ của bệnh nhân ĐTĐ, chủ yếu ảnh hưởng đến những người mắc bệnh ĐTĐ týp 2.
Để bảo vệ bản thân khỏi bị mất trí nhớ, điều quan trọng là bạn phải quản lý tốt bệnh ĐTĐ, bao gồm cả quản lý huyết áp. Ngoài ra, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh: ngủ đủ giấc; rèn luyện não bộ bằng các bài tập thể dục não bộ, các trò chơi trí tuệ; tuân thủ chế độ ăn uống, tập thể dục phù hợp; kiểm soát stress; uống cà phê ở mức vừa phải.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!