Mách mẹ các cách chữa bệnh chốc lở cho bé

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Bệnh chốc lở có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Chính vì vậy bạn nên cảnh giác với bệnh cũng như việc tìm hiểu trước những mẹo điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em và cả người trưởng thành trước để khi vô tình mắc phải có cách xử lí bệnh một cách và hiệu quả nhất nhé! Sau đây Lily & WeCare sẽ giới thiệu đến các bạn cách chữa bệnh chốc lở hiệu quả mà có thể áp dụng tại nhà.

Bệnh chốc lở có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Chính vì vậy bạn nên cảnh giác với bệnh cũng như việc tìm hiểu trước những mẹo điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em và cả người trưởng thành trước để khi vô tình mắc phải có cách xử lí bệnh một cách và hiệu quả nhất nhé! Sau đây Lily & WeCare sẽ giới thiệu đến các bạn cách chữa bệnh chốc lở hiệu quả mà có thể áp dụng tại nhà.

Mách mẹ các cách chữa bệnh chốc lở cho bé

1. Nguyên nhân gây ra chốc lở

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân gâybệnh chốc lở chủ yếu là do vi khuẩn tụ cầu và liên cầu. Chúng xâm nhập vào cơ thể qua vết thương, vết cắn của côn trùng gây nhiễm khuẩn.Thông thường, trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh chốc lở bởi trẻ có làn da mỏng, yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công qua vết rách da, móng tay cào xước da.

Ngoài ra, nguyên nhân mắc bệnh chốc lở còn do lây nhiễm từ người này sang người khác ở những khu vực đông người như nhà trẻ, trường học, siêu thị...Những người khi chăm sóc bệnh nhân, tiếp xúc trực tiếp qua ôm, hôn, tiếp xúc gián tiếp qua sử dụng chung đồ dùng cá nhân, chăn màn quần áo...cũng rất dễ mắc bệnh.

Thời tiết nóng ẩm mùa hè, những bệnh nhân bị viêm da mạn tính, viêm da dị ứng, bệnh nhân đái tháo đường...cũng dễ bị chốc lở.

Mách mẹ các cách chữa bệnh chốc lở cho bé

2. Triệu chứng của bệnh chốc lở

Bệnh chốc lở được phân loại theo hình thái tổn thương gồm hai loại là có chốc có bọng nước và không có bọng nước.

Chốc có bọng nước

Do tụ cầu gây ra. Khởi đầu là những dát đỏ kích thước thông thường là 1cm, nhanh chóng tạo thành những bọng nước. Sau đó bọng nước nhăn nheo, xung quanh có quầng đỏ, sau vài giờ bọng có mủ đục. Các bọng nước sẽ dập vở, đóng vảy và tiết màu vàng nâu sau vài ngày.

Biểu hiện: ngứa, gãi, viêm hạch lân cận. Có thể xuất hiện biểu hiện sốt khi chốc lan tỏa hoặc có biến chứng.

Vị trí thường gặp chốc có bọng nước gồm mặt, vùng da hở, lòng bàn tay, bàn chân. Tại vùng da đầu vảy tiết có thể làm tóc bị bết lại.

Chốc lở không có bọng nước

Thường do liên cầu tan huyết nhóm A gây ra.

Biểu hiện: Mụn nước, mụn mủ nhưng dập trợt rất nhanh trên nền da đỏ, tiết dịch ẩm ướt. Bờ tổn thương có ít vảy da như bệnh nấm da, vảy tiết bên trong có màu vàng mật ong, với quầng đỏ nhỏ bao quanh. Một số trường hợp hiếm có thể thấy các tổn thương vệ tinh ở xung quanh.

Vị trí thường gặp: Mặt, xung quanh hốc mũi, miệng, tay, chân.

Nếu phân loại theo thể bệnh chốc lở

Gồm 3 thể: chốc lở truyền nhiễm, chốc lở dạng phỏng và chốc lở thể mủ.

- Chốc lở truyền nhiễm: Là thể thường gặp nhất ở bệnh chốc lở, bắt đầu là những nốt đỏ trên mặt, quanh mũi và miệng. Những nốt mụn đó nhanh chóng vỡ ra rồi chảy dịch, mủ vàng và đóng vảy.

- Chốc lở dạng phỏng: Nốt phỏng nước chứa đầy dịch, không đau. Da xung quanh nốt phỏng đỏ và ngứa nhưng không loét. Nốt phỏng sẽ vỡ và đóng vảy màu vàng, lâu liền hơn các dạng chốc lở khác. Thường gặp ở thân, cánh tay và cẳng chân.

- Mụn mủ: Là thể nặng nhất trong đó có nhiễm trùng thâm nhập sâu vào lớp bì. Những nốt mụn đau, chứa nhiều dịch, mủ thành vết loét sâu. Vị trí thường gặp ở cẳng chân và bàn chân. Sưng hạch ở vùng bệnh.

Mách mẹ các cách chữa bệnh chốc lở cho bé Một trường hợp bị chốc lở nặng.

3. Cách chữa bệnh chốc lở

Tuy chốc lở là căn bệnh ngoài da nhưng những tác hại của bệnh lại khá nghiêm trọng, vì vậy để chăm sóc bảo vệ sức khỏe thì bạn nên đưa người bệnh tới khám tại các bệnh viện có uy tín, xác định rõ bệnh rồi có các hướng điều trị tích cực cụ thể.

Dùng thuốc bôi ngoài da

Một số thuốc bôi ngoài da được áp dụng nhằm diệt khuẩn ngoài da, giúp làm khô vết thương như: dung dịch Nacl 0,9% hay thuốc tím dùng rửa vết thương, một số loại thuốc kháng sinh dùng bôi ngoài da dạng mỡ kem như: Fucidin, Foban hoặc Bactroban.

Điều trị bên trong

Trường hợp bị nặng thì sẽ được kết hợp một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt, chống viêm nhiễm theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý tự điều trị dẫn tới nhiều nguy hiểm đe dọa tính mạng của trẻ.

Bên cạnh đó, các bạn có thể áp dụng một số mẹo trị bệnh chốc lở từ dân gian hiệu quả mà cả người lớn và trẻ em đều có thể áp dụng như sau:

Hành hoa kết hợp với mật ong trị bệnh chốc lở

Bạn có thể dùng mẹo thiên nhiên này theo cách đơn giản là lấy khoảng 3 cây hành hoa rồi đem giã nát rồi bạn trộn với 2 thìa mật ong thành một hỗn hợp đặc nhão. Dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da bị chốc lở và để khoảng 15-20 phút rồi bạn rửa sạch bằng nước lá trầu không cho thật sạch. Thực hiện cách này liên tục trong 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm hẳn.

Sài đất hoặc lá đào trị chốc lở

Bạn có thể dùng cây sài đất hoặc lá đào dùng nấu nước tắm rửa hàng ngày, bạn thực hiện khoảng 5-7 ngày liên tục sẽ thấy khỏi bệnh một cách nhanh chóng. Dùng bài thuốc dân gian này điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em hay người lớn đều rất an toàn.

Mách mẹ các cách chữa bệnh chốc lở cho bé

Mẹo dùng lá tía tô chữa trị chốc lở

Lá tía tô có tính chất khử khuẩn mạnh giúp diệt khuẩn và làm giảm viêm nhanh chóng. Đối với trẻ em hoặc người lớn khi bị chốc lở thì mọi người có thể áp dụng lá tía tô trị bệnh chốc lở hiệu quả như sau:

- Dùng lá tía tô vò nát rồi nấu nước cho một chút muối vào và dùng để rửa vùng da bị chốc lở.

- Kết hợp thêm việc dùng lá tía tô giã nát đắp trực tiếp lên vùng da bị chốc lở và để khoảng 30 phút thì rửa sạch lại với nước ấm. Thực hiện cách kết hợp này sẽ giúp loại bỏ bệnh chốc lở hiệu quả nhất có thể.

Dùng lá chè/trà xanh giúp chữa bệnh chốc lở

Trong lá chè xanh có chứa thành phần khử khuẩn và chất chống oxy cao nên có thể dùng điều trị các căn bệnh nhiễm khuẩn ngoài da giúp lành vết thương nhanh. Bạn có thể dùng lá chè xanh trị chốc lở đơn giản bằng cách lấy lá chè xanh dùng vò nát rồi rửa vết thương. Ngày rửa 2 lần và liên tục trong 1 tuần sẽ thấy phần vết thương bị loét sẽ nhanh chóng se lại đấy nhé!

Bên cạnh đó trong thời gian trị chốc lở, bạn nên chú ý tới sinh hoạt mặc quần áo thoáng mát, không để trẻ gãi vào những vết thương, hạn chế lại gần những con thú nuôi, những vật dơ bẩn. Đồng thời làm theo những hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa da liễu để mau chóng khỏi bệnh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!